Luyện kể đã từng nung nấu ý định trốn trại. Nhưng hơn một năm nay, tâm hồn quỷ ám đó đã có nhiều lục vấn, day dứt.

Sự đổi thay ấy, Luyện cho biết đã đến từ những ứng xử đầy tình người của cán bộ quản giáo. Năm qua, kết quả cải tạo của Luyện đạt khá. Anh ta đã nói về nỗi khát khao được làm người một lần nữa. Phải chăng, chút mầm thiện mong manh ấy đang lớn dần dưới sự chăm bẵm của những người thầy nơi đây?

Những ngày mới nhập trại

Lịch sử tư pháp Việt Nam đã ghi nhận vụ án Lê Văn Luyện như một ví dụ kinh hoàng nhất của tội phạm vị thành niên. Ngày 24/8/2011, Lê Văn Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (ở Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Sau khi hạ sát dã man các nạn nhân, Luyện đã cướp đi số tài sản gần 1 tỷ 300 triệu đồng.

  Sát thủ Lê Văn Luyện thay đổi thế nào sau 3 năm trong trại giam? - Ảnh 1

Kẻ từng đã gây ra thảm án năm nào trao đổi với PV.

Vụ án đã gây rúng động cả nước bởi sự tàn bạo, man rợ. Dư luận chờ đợi những hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho tên sát nhân máu lạnh này. Thông thường, những tên cướp như Luyện luôn phải đối diện với án tử. Đó là sự trả giá tương xứng với tính chất, mức độ của tội ác. Tuy nhiên, quy định về độ tuổi áp dụng hình phạt tử hình đã cho Luyện cơ hội thoát chết. Tính đến thời điểm gây án, Luyện còn thiếu 54 ngày nữa mới tròn 18 tuổi. Cho nên dù đã phạm hàng loạt trọng tội thì tổng hợp hình phạt mà Luyện phải gánh chịu chỉ là 18 năm tù.

Ngày 4/6/2012, Lê Văn Luyện đến Trại giam số 3 (thuộc Tổng cục 8 - Bộ Công an) để thụ hình cải tạo. Ở giữa vùng đồi núi cách TP Vinh hơn 100km, trên diện tích khoảng 700 hécta thuộc địa bàn xã Nghĩa Dũng (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), Trại như một ốc đảo chứa đựng trong nó một xã hội thu nhỏ.

Thiếu tá Hoàng Công Thành (Trưởng phân trại số 1) cho biết: "Khi mới nhập trại, Lê Văn Luyện tỏ ra khá ngang tàng. Không chỉ thiếu tự giác chấp hành nội quy và kỷ luật lao động của trại, Luyện còn "dính" vào mấy vụ việc nghiêm trọng.

Năm 2013, anh ta đã đứng tên nhận thay một gói quà gửi theo đường bưu phẩm vào Trại cho phạm nhân. Đó là một gói kẹo trông bình thường nhưng bên trong là ma túy. Một lần khác, Luyện đánh lại Đội trưởng phạm nhân khi bị nhắc nhở về ý thức lao động. Sau những sự việc trên, Luyện đều bị kỷ luật".

  Sát thủ Lê Văn Luyện thay đổi thế nào sau 3 năm trong trại giam? - Ảnh 2

Kể với tôi về những ngày đầu "ăn cơm tù" tại Trại 3, Luyện thẳng thắn cho biết: "Khi mới nhập trại, một số "đại ca" đã "thổi" vào cháu những suy nghĩ tiêu cực. Đang buồn bã, chán nản vì "tù lâu, án dài", cộng với cá tính ngang tàng... nên cháu phớt lờ mọi quy định. Sau lần bị phạt cùm đầu tiên, cháu càng thêm căm tức các thầy. Lúc này cháu chỉ muốn trốn trại và nung nấu cách thoát ra. Không chỉ riêng cháu, bất cứ ai rơi vào cảnh tù đầy đều có khao khát được tự do.

Trốn không được thì bất tuân, phá phách cho xả nỗi bực dọc bên trong. Cháu lại là thằng chẳng còn gì để mất. Cả xã hội đã lên án, coi cháu như con quỷ khát máu, không thể cải tạo. Người ta chỉ nhăm nhăm đòi bắn. Gia đình cũng vì cháu mà tan nát. Bố thì đi tù, em trai thất học, mẹ cháu cũng vì suy nghĩ mà lâm bệnh... Cháu đã quen sống bản năng từ nhỏ, không chịu nghe ai, làm việc không cần suy nghĩ, nên việc nảy sinh tư tưởng chống đối là dễ hiểu thôi".

Được biết, diễn biến tâm lý của Luyện luôn trong tầm mắt kiểm soát của Trại. Tại đây, chỉ những phạm nhân có ý thức chấp hành nội quy và kỷ luật lao động, mới được bố trí ra ngoài ruộng đồng nương đồi làm việc. Còn trường hợp như Luyện phải lao động dưới sự giám sát nghiêm ngặt, trong phạm vi bảo vệ.

Đại tá Bùi Minh Châu (Phó Giám thị) kể: "Phạm nhân Luyện có tiếng ở ngoài đời, nhưng vào đây, so với nhiều phạm nhân chúng tôi đang quản lý thì chưa có "tuổi" gì cả, nếu xét về thứ bậc, đẳng cấp, thủ đoạn, vây cánh... trong thế giới tội phạm. Đây Trại giam loại 1, chuyên giam giữ phạm nhân cộm cán, nguy hiểm nhất, có mức án rất cao từ mọi miền đưa đến. Do làm tốt công tác quản lý và cảm hóa giáo dục phạm nhân, kết hợp với nắm tình hình, kịp thời giải quyết những nhân tố bất ổn, nên từ nhiều năm nay Trại không để xảy ra bất kỳ cuộc vượt ngục, trốn trại nào".

Tự vấn để đổi thay

Lúc tôi đến Trại giam số 3 xin gặp Lê Văn Luyện vì muốn biết tên "sát thủ" ngày ấy bây giờ ra sao, Thiếu tá Hoàng Công Thành đã nói ngay: "Trước đây đã có một số nhà báo tới hỏi chuyện rồi đành phải về tay không, vì Luyện lầm lỳ, không chịu hợp tác. Nhưng hơn một năm trở lại đây, anh ta đã có một số chuyển biến tích cực, như vượt nhiều định mức công việc, chấp hành khá tốt nội quy của Trại và kỷ luật lao động. Kết quả xếp loại cải tạo của Luyện năm 2014 đạt khá".

  Sát thủ Lê Văn Luyện thay đổi thế nào sau 3 năm trong trại giam? - Ảnh 3

Gặp Luyện sau giờ lao động tại xưởng gia công mi mắt giả, anh ta trông khá rắn rỏi. Trên khuôn mặt khá dễ nhìn, nét u uẩn và tàn bạo trong ánh mắt đã mờ dần. Thay vào đó là thái độ tích cực, chủ động khi tiếp xúc. Luyện cho biết vẫn giữ được 55kg, sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật gì.

- Cháu bắt đầu có những suy nghĩ tích cực từ khi nào?

Từ tháng 9/2013, vì lỗi không chấp hành kỷ luật lao động, đánh lại anh Đội trưởng nên cháu bị cùm chân 10 ngày trong buồng kỷ luật. Cũng trong thời gian đó, cán bộ Giáp, quản giáo Thành đã thường xuyên xuống thăm, phân tích cho cháu thấy điều hơn, lẽ phải. Mặc dù cháu phạm kỷ luật nhưng các chú ấy không tỏ thái độ ghét bỏ, mà rất kiên trì thuyết phục để cháu hồi tâm chuyển ý. Họ khuyên giải cháu nhiều điều, còn khuyên cháu đọc sách về đạo Phật trong Tủ sách Hướng thiện của Trại. Cách nói chuyện của họ gần gũi như bậc cha chú khuyên dạy con cháu.

Chính sự chân thành ấy đã giúp cháu nhận ra rằng, cháu vẫn sẽ được đón nhận trở lại cộng đồng nếu thành tâm hối cải, sửa chữa. Những ngày đó cháu tự vấn lương tâm rất nhiều. Lời chú Giáp, chú Thành nói luôn văng vẳng bên tai. Dần dần, cháu nhận ra mình chưa bao giờ thực sự nghe ai nói. Vậy là cháu suy ngẫm rất kỹ và thấy điều cán bộ bảo ban là đúng. Suy nghĩ thông suốt rồi cũng là lúc cháu hết thời gian kỷ luật, được trở lại buồng. Cháu đã thay đổi cách sống, tích cực hơn trong công việc và chấp hành nội quy Trại.

- Việc cháu viết thư xin lỗi gia đình nạn nhân như thế nào? Cháu đã viết những gì? Có phải là những suy nghĩ thực sự chân thành của cháu không?

Thời gian qua, Trại giam có mở cuộc vận động phạm nhân viết thư xin lỗi. Đây là dịp để chúng cháu nhìn nhận lại mọi tội lỗi của mình đã gây ra. Cháu đã hưởng ứng bằng việc viết hai lá thư xin lỗi. Một lá gửi ông ngoại của các nạn nhân, một lá cháu gửi cho bố mẹ.

Trong thư gửi gia đình nạn nhân, cháu viết: hằng đêm, mỗi khi nhắm mắt lại là hình ảnh chém giết lại hiện lên trước mắt. Cháu như bị quả báo vì toàn mơ thấy bị người ta cầm dao súng đuổi theo chém giết, làm cháu bị cụt chân, cụt tay, bị xẻo từng miếng thịt và vứt vào vạc dầu sôi. Sau mỗi cơn ác mộng, người cháu lại ướt sũng mồ hôi, không tài nào ngủ lại được nữa.

Cháu cứ nghĩ mãi tại sao mình lại giết người tàn bạo đến thế. Lúc đó cháu như con chó dại, cứ gặp người là cắn. Cháu rất ân hận vì đã không tu chí học hành tử tế, mà lại tụ tập, đàn đúm lêu lổng, mới dẫn đến hậu quả làm tan nát gia đình người ta và làm cả gia đình mình dính vào vòng lao lý.

Cháu hận bản thân rất nhiều và thấy không xứng đáng có mặt trên cuộc đời này nữa. Và nếu cháu chết đi để làm người ta sống lại được thì cháu sẵn lòng xin được chết, dù cái chết có như thế? nào cháu cũng cam lòng. Trong thư, cháu đã hứa cải tạo thật tốt để đánh đuổi con quỷ trước đây đã ngự trị, điều khiển cháu. Cháu sẽ làm hết sức mình để trở thành một con người lương thiện... Tất cả những điều trên cháu đã viết từ suy nghĩ thật sự trong thâm tâm của mình.

- Ngoài giờ lao động, cháu làm gì?

Cháu đọc sách. Hiện nay, cháu đang đọc các cuốn sách về đạo Phật, Kinh Dịch và Khí công, có trong "Tủ sách Hướng thiện" ở các buồng giam. Trước đây cháu không để ý đến chúng, nhưng nay nhờ đọc sách Phật mà tâm hồn cháu bình an dần trở lại. Cháu sẽ kiên trì sám hối để dần đoạn tuyệt với cái tâm ác độc trong mình. Ngoài ra, vào ban đêm cháu còn luyện khí công để ổn định về sức khỏe và giúp tâm được an tĩnh.

- Cháu muốn làm gì khi được ra trại?

Vì cháu không có tiền bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân nên rất khó được miễn giảm án. Cháu cũng nghĩ không nên sốt ruột, cứ thuận theo tự nhiên. Nếu được ra trại, cháu muốn làm nghề Đông y, cắt thuốc chữa bệnh cứu người, để mong gột rửa, chuộc lại lỗi lầm tày trời mà cháu đã gây ra. Chú ơi, chú có thể gửi vào đây cho cháu xin mấy quyển sách thuốc Đông y được không?.

xem video liên quan:

 
Theo nguoiduatin.vn
Xã hội
10:38 AM|

Luyện kể đã từng nung nấu ý định trốn trại. Nhưng hơn một năm nay, tâm hồn quỷ ám đó đã có nhiều lục vấn, day dứt.

Sự đổi thay ấy, Luyện cho biết đã đến từ những ứng xử đầy tình người của cán bộ quản giáo. Năm qua, kết quả cải tạo của Luyện đạt khá. Anh ta đã nói về nỗi khát khao được làm người một lần nữa. Phải chăng, chút mầm thiện mong manh ấy đang lớn dần dưới sự chăm bẵm của những người thầy nơi đây?

Những ngày mới nhập trại

Lịch sử tư pháp Việt Nam đã ghi nhận vụ án Lê Văn Luyện như một ví dụ kinh hoàng nhất của tội phạm vị thành niên. Ngày 24/8/2011, Lê Văn Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (ở Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Sau khi hạ sát dã man các nạn nhân, Luyện đã cướp đi số tài sản gần 1 tỷ 300 triệu đồng.

  Sát thủ Lê Văn Luyện thay đổi thế nào sau 3 năm trong trại giam? - Ảnh 1

Kẻ từng đã gây ra thảm án năm nào trao đổi với PV.

Vụ án đã gây rúng động cả nước bởi sự tàn bạo, man rợ. Dư luận chờ đợi những hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho tên sát nhân máu lạnh này. Thông thường, những tên cướp như Luyện luôn phải đối diện với án tử. Đó là sự trả giá tương xứng với tính chất, mức độ của tội ác. Tuy nhiên, quy định về độ tuổi áp dụng hình phạt tử hình đã cho Luyện cơ hội thoát chết. Tính đến thời điểm gây án, Luyện còn thiếu 54 ngày nữa mới tròn 18 tuổi. Cho nên dù đã phạm hàng loạt trọng tội thì tổng hợp hình phạt mà Luyện phải gánh chịu chỉ là 18 năm tù.

Ngày 4/6/2012, Lê Văn Luyện đến Trại giam số 3 (thuộc Tổng cục 8 - Bộ Công an) để thụ hình cải tạo. Ở giữa vùng đồi núi cách TP Vinh hơn 100km, trên diện tích khoảng 700 hécta thuộc địa bàn xã Nghĩa Dũng (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), Trại như một ốc đảo chứa đựng trong nó một xã hội thu nhỏ.

Thiếu tá Hoàng Công Thành (Trưởng phân trại số 1) cho biết: "Khi mới nhập trại, Lê Văn Luyện tỏ ra khá ngang tàng. Không chỉ thiếu tự giác chấp hành nội quy và kỷ luật lao động của trại, Luyện còn "dính" vào mấy vụ việc nghiêm trọng.

Năm 2013, anh ta đã đứng tên nhận thay một gói quà gửi theo đường bưu phẩm vào Trại cho phạm nhân. Đó là một gói kẹo trông bình thường nhưng bên trong là ma túy. Một lần khác, Luyện đánh lại Đội trưởng phạm nhân khi bị nhắc nhở về ý thức lao động. Sau những sự việc trên, Luyện đều bị kỷ luật".

  Sát thủ Lê Văn Luyện thay đổi thế nào sau 3 năm trong trại giam? - Ảnh 2

Kể với tôi về những ngày đầu "ăn cơm tù" tại Trại 3, Luyện thẳng thắn cho biết: "Khi mới nhập trại, một số "đại ca" đã "thổi" vào cháu những suy nghĩ tiêu cực. Đang buồn bã, chán nản vì "tù lâu, án dài", cộng với cá tính ngang tàng... nên cháu phớt lờ mọi quy định. Sau lần bị phạt cùm đầu tiên, cháu càng thêm căm tức các thầy. Lúc này cháu chỉ muốn trốn trại và nung nấu cách thoát ra. Không chỉ riêng cháu, bất cứ ai rơi vào cảnh tù đầy đều có khao khát được tự do.

Trốn không được thì bất tuân, phá phách cho xả nỗi bực dọc bên trong. Cháu lại là thằng chẳng còn gì để mất. Cả xã hội đã lên án, coi cháu như con quỷ khát máu, không thể cải tạo. Người ta chỉ nhăm nhăm đòi bắn. Gia đình cũng vì cháu mà tan nát. Bố thì đi tù, em trai thất học, mẹ cháu cũng vì suy nghĩ mà lâm bệnh... Cháu đã quen sống bản năng từ nhỏ, không chịu nghe ai, làm việc không cần suy nghĩ, nên việc nảy sinh tư tưởng chống đối là dễ hiểu thôi".

Được biết, diễn biến tâm lý của Luyện luôn trong tầm mắt kiểm soát của Trại. Tại đây, chỉ những phạm nhân có ý thức chấp hành nội quy và kỷ luật lao động, mới được bố trí ra ngoài ruộng đồng nương đồi làm việc. Còn trường hợp như Luyện phải lao động dưới sự giám sát nghiêm ngặt, trong phạm vi bảo vệ.

Đại tá Bùi Minh Châu (Phó Giám thị) kể: "Phạm nhân Luyện có tiếng ở ngoài đời, nhưng vào đây, so với nhiều phạm nhân chúng tôi đang quản lý thì chưa có "tuổi" gì cả, nếu xét về thứ bậc, đẳng cấp, thủ đoạn, vây cánh... trong thế giới tội phạm. Đây Trại giam loại 1, chuyên giam giữ phạm nhân cộm cán, nguy hiểm nhất, có mức án rất cao từ mọi miền đưa đến. Do làm tốt công tác quản lý và cảm hóa giáo dục phạm nhân, kết hợp với nắm tình hình, kịp thời giải quyết những nhân tố bất ổn, nên từ nhiều năm nay Trại không để xảy ra bất kỳ cuộc vượt ngục, trốn trại nào".

Tự vấn để đổi thay

Lúc tôi đến Trại giam số 3 xin gặp Lê Văn Luyện vì muốn biết tên "sát thủ" ngày ấy bây giờ ra sao, Thiếu tá Hoàng Công Thành đã nói ngay: "Trước đây đã có một số nhà báo tới hỏi chuyện rồi đành phải về tay không, vì Luyện lầm lỳ, không chịu hợp tác. Nhưng hơn một năm trở lại đây, anh ta đã có một số chuyển biến tích cực, như vượt nhiều định mức công việc, chấp hành khá tốt nội quy của Trại và kỷ luật lao động. Kết quả xếp loại cải tạo của Luyện năm 2014 đạt khá".

  Sát thủ Lê Văn Luyện thay đổi thế nào sau 3 năm trong trại giam? - Ảnh 3

Gặp Luyện sau giờ lao động tại xưởng gia công mi mắt giả, anh ta trông khá rắn rỏi. Trên khuôn mặt khá dễ nhìn, nét u uẩn và tàn bạo trong ánh mắt đã mờ dần. Thay vào đó là thái độ tích cực, chủ động khi tiếp xúc. Luyện cho biết vẫn giữ được 55kg, sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật gì.

- Cháu bắt đầu có những suy nghĩ tích cực từ khi nào?

Từ tháng 9/2013, vì lỗi không chấp hành kỷ luật lao động, đánh lại anh Đội trưởng nên cháu bị cùm chân 10 ngày trong buồng kỷ luật. Cũng trong thời gian đó, cán bộ Giáp, quản giáo Thành đã thường xuyên xuống thăm, phân tích cho cháu thấy điều hơn, lẽ phải. Mặc dù cháu phạm kỷ luật nhưng các chú ấy không tỏ thái độ ghét bỏ, mà rất kiên trì thuyết phục để cháu hồi tâm chuyển ý. Họ khuyên giải cháu nhiều điều, còn khuyên cháu đọc sách về đạo Phật trong Tủ sách Hướng thiện của Trại. Cách nói chuyện của họ gần gũi như bậc cha chú khuyên dạy con cháu.

Chính sự chân thành ấy đã giúp cháu nhận ra rằng, cháu vẫn sẽ được đón nhận trở lại cộng đồng nếu thành tâm hối cải, sửa chữa. Những ngày đó cháu tự vấn lương tâm rất nhiều. Lời chú Giáp, chú Thành nói luôn văng vẳng bên tai. Dần dần, cháu nhận ra mình chưa bao giờ thực sự nghe ai nói. Vậy là cháu suy ngẫm rất kỹ và thấy điều cán bộ bảo ban là đúng. Suy nghĩ thông suốt rồi cũng là lúc cháu hết thời gian kỷ luật, được trở lại buồng. Cháu đã thay đổi cách sống, tích cực hơn trong công việc và chấp hành nội quy Trại.

- Việc cháu viết thư xin lỗi gia đình nạn nhân như thế nào? Cháu đã viết những gì? Có phải là những suy nghĩ thực sự chân thành của cháu không?

Thời gian qua, Trại giam có mở cuộc vận động phạm nhân viết thư xin lỗi. Đây là dịp để chúng cháu nhìn nhận lại mọi tội lỗi của mình đã gây ra. Cháu đã hưởng ứng bằng việc viết hai lá thư xin lỗi. Một lá gửi ông ngoại của các nạn nhân, một lá cháu gửi cho bố mẹ.

Trong thư gửi gia đình nạn nhân, cháu viết: hằng đêm, mỗi khi nhắm mắt lại là hình ảnh chém giết lại hiện lên trước mắt. Cháu như bị quả báo vì toàn mơ thấy bị người ta cầm dao súng đuổi theo chém giết, làm cháu bị cụt chân, cụt tay, bị xẻo từng miếng thịt và vứt vào vạc dầu sôi. Sau mỗi cơn ác mộng, người cháu lại ướt sũng mồ hôi, không tài nào ngủ lại được nữa.

Cháu cứ nghĩ mãi tại sao mình lại giết người tàn bạo đến thế. Lúc đó cháu như con chó dại, cứ gặp người là cắn. Cháu rất ân hận vì đã không tu chí học hành tử tế, mà lại tụ tập, đàn đúm lêu lổng, mới dẫn đến hậu quả làm tan nát gia đình người ta và làm cả gia đình mình dính vào vòng lao lý.

Cháu hận bản thân rất nhiều và thấy không xứng đáng có mặt trên cuộc đời này nữa. Và nếu cháu chết đi để làm người ta sống lại được thì cháu sẵn lòng xin được chết, dù cái chết có như thế? nào cháu cũng cam lòng. Trong thư, cháu đã hứa cải tạo thật tốt để đánh đuổi con quỷ trước đây đã ngự trị, điều khiển cháu. Cháu sẽ làm hết sức mình để trở thành một con người lương thiện... Tất cả những điều trên cháu đã viết từ suy nghĩ thật sự trong thâm tâm của mình.

- Ngoài giờ lao động, cháu làm gì?

Cháu đọc sách. Hiện nay, cháu đang đọc các cuốn sách về đạo Phật, Kinh Dịch và Khí công, có trong "Tủ sách Hướng thiện" ở các buồng giam. Trước đây cháu không để ý đến chúng, nhưng nay nhờ đọc sách Phật mà tâm hồn cháu bình an dần trở lại. Cháu sẽ kiên trì sám hối để dần đoạn tuyệt với cái tâm ác độc trong mình. Ngoài ra, vào ban đêm cháu còn luyện khí công để ổn định về sức khỏe và giúp tâm được an tĩnh.

- Cháu muốn làm gì khi được ra trại?

Vì cháu không có tiền bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân nên rất khó được miễn giảm án. Cháu cũng nghĩ không nên sốt ruột, cứ thuận theo tự nhiên. Nếu được ra trại, cháu muốn làm nghề Đông y, cắt thuốc chữa bệnh cứu người, để mong gột rửa, chuộc lại lỗi lầm tày trời mà cháu đã gây ra. Chú ơi, chú có thể gửi vào đây cho cháu xin mấy quyển sách thuốc Đông y được không?.

xem video liên quan:

 
Theo nguoiduatin.vn

Cuộc sống của Lê Văn Luyện sau 3 năm trong trại giam

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 1

Cuộc sống trong trại giam đã làm mờ dần tâm hồn quỷ ám trong Lê Văn Luyện. (Ảnh CAND)

Theo tin tức pháp luật mới nhất trên báo Công An Nhân Dân, năm qua, kết quả cải tạo của Lê Văn Luyện đạt khá. Kẻ giết người kinh hoàng một thời nay đã nói về nỗi khát khao được làm người một lần nữa.

Thiếu tá Hoàng Công Thành (Trưởng phân trại số 1) cho biết: "Khi mới nhập trại, Luyện tỏ ra khá ngang tàng. Không chỉ thiếu tự giác chấp hành nội quy và kỷ luật lao động của trại, Luyện còn "dính" vào mấy vụ việc nghiêm trọng như vận chuyển ma túy trong trại, đánh lại Đội trưởng phạm nhân.”

Lê Văn Luyện chia sẻ, từ tháng 9/2013, vì lỗi không chấp hành kỷ luật lao động, đánh lại Đội trưởng nên y bị cùm chân 10 ngày trong buồng kỷ luật. Cũng trong thời gian đó, cán bộ Giáp, quản giáo Thành đã thường xuyên xuống thăm, phân tích cho Luyện thấy điều hơn, lẽ phải.

Các cán bộ đã kiên trì khuyên giải Lê Văn Luyện nhiều điều, khuyên y đọc sách về đạo Phật trong Tủ sách Hướng thiện của Trại như bậc cha chú khuyên dạy con cháu. Chính sự chân thành ấy đã giúp Lê Văn Luyện thay đổi cách sống, tích cực hơn trong công việc và chấp hành nội quy Trại.

Hiện ngoài đọc sách về đạo Phật, Kinh dịch, Lê Văn Luyện còn bỏ thời gian luyện khí công vào mỗi tối. Tâm sự với phóng viên, Lê Văn Luyện cho hay nếu được ra trại, y muốn làm nghề Đông y, cắt thuốc chữa bệnh cứu người, để mong gột rửa, chuộc lại lỗi lầm tày trời đã gây ra.

Vụ ông Chấn: 10 năm án oan đổi 20 phút công khai xin lỗi?

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 2

Đại gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn tiến vào UBND xã Nghĩa Trung dự lễ công khai xin lỗi của TAND Tối cao.

Suốt hơn mười năm qua, quãng thời gian mà ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt giam, những thành viên trong gia đình ông đã vô cùng vất vả mới có thể kiên trì theo sát ông cho đến ngày hôm nay. Những tủi nhục của ngày tháng ông Chấn ngồi tù là một thì những tai tiếng mà gia đình ông phải chịu còn gấp đó nhiều lần.

Trong khi đó, buổi xin lỗi công khai ông Nguyễn Thanh Chấn của TAND Tối cao chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 20 phút khiến toàn bộ khán phòng ở UBND xã Nghĩa Trung (Việt Yên, Bắc Giang) ai nấy cũng ngạc nhiên, hụt hẫng.

Xem thêm

Cảnh sát đột kích trường gà, thanh niên trúng đạn tử vong

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 3

Người dân tập trung theo dõi vụ việc tại nhà nạn nhân.

Tin tức ban đầu trên báo Thanh niên cho biết, sau khi tiếp nhận tin tố giác của người dân, khoảng 15h ngày 18/4, lực lượng Công an tỉnh Cà Mau đã phối hợp Công an thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đột kích vào trường gà ở khu vực 4, thị trấn Sông Đốc, bắt quả tang một vụ đá gà ăn tiền.

Xem thêm

Ra oai xin xe cho bạn, nam thanh niện bị lộ giấu ma túy

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 4

Đối tượng Phạm Đăng Hưởng.

Tin nhanh chiều 17/4, tổ công tác Y11/141 công an Hà Nộ do thượng úy Trịnh Hữu Dũng chỉ huy đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Nhổn (quận Nam Từ Liêm). Thời điểm này, Phạm Đăng Hưởng (20 tuổi, quê Thái Nguyên, tạm trú huyện Hoài Đức, Hà Nội) từ nhà ra ngồi quán nước đối diện để xem cảnh sát làm việc. Khi thấy một người bạn bị cảnh sát giao thông lập biên bản giữ xe, Hưởng đi vào gặp các chiến sỹ để... xin xe cho người bạn.

Xem thêm

Người vợ tự thiêu vì chồng bạo hành đã qua đời

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 5

Theo tin tức trên báo Khám Phá, ngày 17/4, chị Đỗ Thị Ngọc Lan là chị ruột chị Đỗ Thị T. (28 tuổi, thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cho biết, mặc dù được các y bác sĩ chăm sóc tận tình nhưng chị T. đã qua đời vì vết bỏng quá nặng sau gần một tháng điều trị.

Xem thêm

Truy bắt côn đồ đâm chết chủ sòng bầu cua vì thua tiền

Tin tức ban đầu, ngày 17/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã khám nghiệm hiện trường, đồng thời ráo riết truy bắt hai hung thủ đâm chết ông Ngô Thanh T. (41 tuổi, ở xã Thạnh Phú, H.Mỹ Xuyên).

Xem thêm

 

Sát nhân 14 tuổi gây ra 2 vụ giết người nghiêm trọng

An Anh

Theo nguoiduatin.vn
Xã hội
10:37 AM|

Cuộc sống của Lê Văn Luyện sau 3 năm trong trại giam

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 1

Cuộc sống trong trại giam đã làm mờ dần tâm hồn quỷ ám trong Lê Văn Luyện. (Ảnh CAND)

Theo tin tức pháp luật mới nhất trên báo Công An Nhân Dân, năm qua, kết quả cải tạo của Lê Văn Luyện đạt khá. Kẻ giết người kinh hoàng một thời nay đã nói về nỗi khát khao được làm người một lần nữa.

Thiếu tá Hoàng Công Thành (Trưởng phân trại số 1) cho biết: "Khi mới nhập trại, Luyện tỏ ra khá ngang tàng. Không chỉ thiếu tự giác chấp hành nội quy và kỷ luật lao động của trại, Luyện còn "dính" vào mấy vụ việc nghiêm trọng như vận chuyển ma túy trong trại, đánh lại Đội trưởng phạm nhân.”

Lê Văn Luyện chia sẻ, từ tháng 9/2013, vì lỗi không chấp hành kỷ luật lao động, đánh lại Đội trưởng nên y bị cùm chân 10 ngày trong buồng kỷ luật. Cũng trong thời gian đó, cán bộ Giáp, quản giáo Thành đã thường xuyên xuống thăm, phân tích cho Luyện thấy điều hơn, lẽ phải.

Các cán bộ đã kiên trì khuyên giải Lê Văn Luyện nhiều điều, khuyên y đọc sách về đạo Phật trong Tủ sách Hướng thiện của Trại như bậc cha chú khuyên dạy con cháu. Chính sự chân thành ấy đã giúp Lê Văn Luyện thay đổi cách sống, tích cực hơn trong công việc và chấp hành nội quy Trại.

Hiện ngoài đọc sách về đạo Phật, Kinh dịch, Lê Văn Luyện còn bỏ thời gian luyện khí công vào mỗi tối. Tâm sự với phóng viên, Lê Văn Luyện cho hay nếu được ra trại, y muốn làm nghề Đông y, cắt thuốc chữa bệnh cứu người, để mong gột rửa, chuộc lại lỗi lầm tày trời đã gây ra.

Vụ ông Chấn: 10 năm án oan đổi 20 phút công khai xin lỗi?

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 2

Đại gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn tiến vào UBND xã Nghĩa Trung dự lễ công khai xin lỗi của TAND Tối cao.

Suốt hơn mười năm qua, quãng thời gian mà ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt giam, những thành viên trong gia đình ông đã vô cùng vất vả mới có thể kiên trì theo sát ông cho đến ngày hôm nay. Những tủi nhục của ngày tháng ông Chấn ngồi tù là một thì những tai tiếng mà gia đình ông phải chịu còn gấp đó nhiều lần.

Trong khi đó, buổi xin lỗi công khai ông Nguyễn Thanh Chấn của TAND Tối cao chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 20 phút khiến toàn bộ khán phòng ở UBND xã Nghĩa Trung (Việt Yên, Bắc Giang) ai nấy cũng ngạc nhiên, hụt hẫng.

Xem thêm

Cảnh sát đột kích trường gà, thanh niên trúng đạn tử vong

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 3

Người dân tập trung theo dõi vụ việc tại nhà nạn nhân.

Tin tức ban đầu trên báo Thanh niên cho biết, sau khi tiếp nhận tin tố giác của người dân, khoảng 15h ngày 18/4, lực lượng Công an tỉnh Cà Mau đã phối hợp Công an thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đột kích vào trường gà ở khu vực 4, thị trấn Sông Đốc, bắt quả tang một vụ đá gà ăn tiền.

Xem thêm

Ra oai xin xe cho bạn, nam thanh niện bị lộ giấu ma túy

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 4

Đối tượng Phạm Đăng Hưởng.

Tin nhanh chiều 17/4, tổ công tác Y11/141 công an Hà Nộ do thượng úy Trịnh Hữu Dũng chỉ huy đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Nhổn (quận Nam Từ Liêm). Thời điểm này, Phạm Đăng Hưởng (20 tuổi, quê Thái Nguyên, tạm trú huyện Hoài Đức, Hà Nội) từ nhà ra ngồi quán nước đối diện để xem cảnh sát làm việc. Khi thấy một người bạn bị cảnh sát giao thông lập biên bản giữ xe, Hưởng đi vào gặp các chiến sỹ để... xin xe cho người bạn.

Xem thêm

Người vợ tự thiêu vì chồng bạo hành đã qua đời

  Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay 19/4 - Ảnh 5

Theo tin tức trên báo Khám Phá, ngày 17/4, chị Đỗ Thị Ngọc Lan là chị ruột chị Đỗ Thị T. (28 tuổi, thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cho biết, mặc dù được các y bác sĩ chăm sóc tận tình nhưng chị T. đã qua đời vì vết bỏng quá nặng sau gần một tháng điều trị.

Xem thêm

Truy bắt côn đồ đâm chết chủ sòng bầu cua vì thua tiền

Tin tức ban đầu, ngày 17/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã khám nghiệm hiện trường, đồng thời ráo riết truy bắt hai hung thủ đâm chết ông Ngô Thanh T. (41 tuổi, ở xã Thạnh Phú, H.Mỹ Xuyên).

Xem thêm

 

Sát nhân 14 tuổi gây ra 2 vụ giết người nghiêm trọng

An Anh

Theo nguoiduatin.vn
Nếu chưa kịp lún, các anh cắm cho chú một cái biển “Đường chờ lún” nữa là hết chuyện, cứ vô tư lún đi...
a
Đường cao tốc Lào Cai mới khánh thành 2 ngày đã nứt.
Mấy hôm nay câu chuyện nứt đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai khi vừa thông xe sau 2 ngày đang được dư luận bàn tán rôm rả. Cái lý do nứt đường vì nền đất yếu và sự vụ đã được tiên lượng trước của chủ đầu tư thật là chuẩn không cần chỉnh.
Đọc xong báo cáo nhanh của Hội đồng nghiệm thu gửi Bộ trưởng Bộ GTVT về sự cố nứt đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai, chắc nhiều người cảm thấy giống như tôi, từ chỗ bức xúc, oán trách đơn vị thi công, chủ đầu tư dự án làm ăn “thế nào đó” để đến nỗi con đường hiện đại với tổng mức đầu tư 1.464 triệu USD đi được 2 ngày đã nứt lại chuyển sang oán trách thủ phạm: nền đất yếu.
Kết luận của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước khẳng định, công trường đã thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, kết quả khoan kiểm tra cho thấy điều kiện địa chất bất khả kháng là nguyên nhân gây lún nứt mặt đường cao tốc. Việc mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị lún nứt là điều đã được tiên lượng.
Như vậy đã rõ, việc nhân dân ngỡ ngàng với cao tốc vừa chạy đã nứt là do nhân dân không có kiến thức về kỹ thuật, chứ còn bên thi công, bên chủ đầu tư đã lượng trước được điều này, chỉ có điều họ không nói ra thôi, chắc có lẽ vì muốn “cứ để yên xem sao”.
Từ trước tới nay, cứ khi nào đường vừa đưa vào sử dụng đã bị lún, nứt đều có chung một nguyên nhân kỹ thuật, đó là nền đất yếu. Vậy thì có lẽ ta nên đề nghị với chủ đầu tư, trước khi đường khánh thành, nên có một tấm biển báo nội dung đại ý thế này: “Con đường này trông thế thôi nhưng khi xe chạy qua rất có khả năng sẽ bị nứt do nền đất yếu, khi sự cố xảy ra, bà con không nên hoang mang vì chúng tôi đã tiên lượng trước điều này”.
Đấy, cứ thế mà thông báo thì mới gọi là “chuẩn không cần chỉnh”. Để cho người dân đỡ mất công hoang mang, bức xúc, đoán già đoán non tưởng là vì tiền thi công bị bớt xén, bị tham nhũng, trình độ kỹ thuật làm đường kém, ẩu… toàn những chuyện rất là tiêu cực.
Mà nhận thức của người dân dạo này cũng được cải thiện ghê lắm, dạo qua các diễn đàn, mạng xã hội, tôi thấy họ cảm thông rất nhanh với sự cố này, đồng lòng rào rào lên tiếng đòi kỷ luật… ông thổ địa.
Đúng thật, chả có ông thổ địa nào làm ăn tắc trách như ông thổ địa Việt Nam, ông là nguyên nhân của không biết bao nhiêu sự cố. Mà ông thổ địa này nguy hiểm lắm, không chỉ làm nứt đường cao tốc Lào Cai, trước đó ông còn mò xuống tận Hà Nội để gây chuyện ở vụ vỡ đường ống nước sông Đà. Tới đây không biết ông còn làm tiếp vụ gì nữa.
Tuy nhiên ông thổ địa dù có trăm phương ngàn kế để phá hoại các công trình mới khánh thành của ta đến đâu, bà con cứ yên tâm vì các đơn vị thi công, các chủ đầu tư đều có biện pháp hóa giải rồi, đó là 3 chữ vàng “đã tiên lượng”.
3 chữ này tuyệt vời lắm, ý là “các chú cứ thoải mái lún nứt đi, chúng anh đã biết hết bài rồi, đọc hết vị rồi, là do nền đất yếu chứ còn gì nữa”. Rồi nữa, khi chưa kịp lún, các anh cắm cho chú một cái biển “Đường chờ lún” nữa là hết chuyện, cứ vô tư lún đi, anh điều trị hết.
Nói cho vui thế thôi, chứ chẳng có nước nào làm đường theo kiểu Việt Nam cả, nếu đã biết trước là đường sẽ lún nứt thì tại sao các vị còn làm như đúng rồi thế, tại sao không xử lý trước đi rồi hãy làm? Những chuyện này nói với trẻ lớp 1 chúng cũng có thể vặn lại như vậy.  
Cũng một đồng tiền bỏ ra mà ở nước khác, đường cao tốc nào cũng chuẩn, xe cộ chạy bon bon, còn đường cao tốc ở ta, vừa chạy đã lún bậc thang, nứt toang toác, nay đào lên mai xới lại, tốc độ ì ạch. Thế ra ở ta có kỹ thuật làm đường cao tốc cho rùa à?
Sẽ còn mãi những con đường thế này, khi mà có chuyện xảy ra, người chịu duy nhất chính là… ông thổ địa còn chủ đầu tư, đơn vị thi công thì phán bảo ra cái điều giỏi giang: “Chúng tôi đã tiên lượng rồi, đường thể nào cũng nứt”.
Thế nhé, người dân cũng đừng kêu ca nữa đi. Điều các vị cần làm là đóng tiền ghi danh vào một vài khóa “tiên lượng học” để có kinh nghiệm mà sống ở Việt Nam. Vỡ ống nước cũng phải tự biết  là do nền đất yếu, đường mới khánh thành nứt toác cũng phải biết ngay là do nền đất yếu, đừng có hơi một tí là nhặng xị lên đòi điều tra này nọ, không cơ quan nào giải quyết được đâu.
Nẫu ruột lắm ạ. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhbp-UI-S7gJmSsosOQqg8YX3mc5Xrg78-x_jqgZjWYL2nsS5BgQpktfBCbDuwme0Va0MrX2Oa1cB2rnIoPpHM4gyO6wsgQitOCEbk20lkpbpmCn021EspplY7rC-u3_sKpyZ9n9iQmUX9R/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiq_AU2yCNF6XRcTP7r5D6ix15YbIg9DOlWkn_SNWeQ1SUsP5nV997kvvvWelZcK1r7_R-2ojXRq2EiQx5urfxMFPH2UDMeiJZ6NHwau8q8qlFjDPrlC6oLdn_sCEtmvB7O0tI9if3bQP2G/
Xã hội
3:55 PM|
Nếu chưa kịp lún, các anh cắm cho chú một cái biển “Đường chờ lún” nữa là hết chuyện, cứ vô tư lún đi...
a
Đường cao tốc Lào Cai mới khánh thành 2 ngày đã nứt.
Mấy hôm nay câu chuyện nứt đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai khi vừa thông xe sau 2 ngày đang được dư luận bàn tán rôm rả. Cái lý do nứt đường vì nền đất yếu và sự vụ đã được tiên lượng trước của chủ đầu tư thật là chuẩn không cần chỉnh.
Đọc xong báo cáo nhanh của Hội đồng nghiệm thu gửi Bộ trưởng Bộ GTVT về sự cố nứt đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai, chắc nhiều người cảm thấy giống như tôi, từ chỗ bức xúc, oán trách đơn vị thi công, chủ đầu tư dự án làm ăn “thế nào đó” để đến nỗi con đường hiện đại với tổng mức đầu tư 1.464 triệu USD đi được 2 ngày đã nứt lại chuyển sang oán trách thủ phạm: nền đất yếu.
Kết luận của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước khẳng định, công trường đã thực hiện đầy đủ theo yêu cầu, kết quả khoan kiểm tra cho thấy điều kiện địa chất bất khả kháng là nguyên nhân gây lún nứt mặt đường cao tốc. Việc mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị lún nứt là điều đã được tiên lượng.
Như vậy đã rõ, việc nhân dân ngỡ ngàng với cao tốc vừa chạy đã nứt là do nhân dân không có kiến thức về kỹ thuật, chứ còn bên thi công, bên chủ đầu tư đã lượng trước được điều này, chỉ có điều họ không nói ra thôi, chắc có lẽ vì muốn “cứ để yên xem sao”.
Từ trước tới nay, cứ khi nào đường vừa đưa vào sử dụng đã bị lún, nứt đều có chung một nguyên nhân kỹ thuật, đó là nền đất yếu. Vậy thì có lẽ ta nên đề nghị với chủ đầu tư, trước khi đường khánh thành, nên có một tấm biển báo nội dung đại ý thế này: “Con đường này trông thế thôi nhưng khi xe chạy qua rất có khả năng sẽ bị nứt do nền đất yếu, khi sự cố xảy ra, bà con không nên hoang mang vì chúng tôi đã tiên lượng trước điều này”.
Đấy, cứ thế mà thông báo thì mới gọi là “chuẩn không cần chỉnh”. Để cho người dân đỡ mất công hoang mang, bức xúc, đoán già đoán non tưởng là vì tiền thi công bị bớt xén, bị tham nhũng, trình độ kỹ thuật làm đường kém, ẩu… toàn những chuyện rất là tiêu cực.
Mà nhận thức của người dân dạo này cũng được cải thiện ghê lắm, dạo qua các diễn đàn, mạng xã hội, tôi thấy họ cảm thông rất nhanh với sự cố này, đồng lòng rào rào lên tiếng đòi kỷ luật… ông thổ địa.
Đúng thật, chả có ông thổ địa nào làm ăn tắc trách như ông thổ địa Việt Nam, ông là nguyên nhân của không biết bao nhiêu sự cố. Mà ông thổ địa này nguy hiểm lắm, không chỉ làm nứt đường cao tốc Lào Cai, trước đó ông còn mò xuống tận Hà Nội để gây chuyện ở vụ vỡ đường ống nước sông Đà. Tới đây không biết ông còn làm tiếp vụ gì nữa.
Tuy nhiên ông thổ địa dù có trăm phương ngàn kế để phá hoại các công trình mới khánh thành của ta đến đâu, bà con cứ yên tâm vì các đơn vị thi công, các chủ đầu tư đều có biện pháp hóa giải rồi, đó là 3 chữ vàng “đã tiên lượng”.
3 chữ này tuyệt vời lắm, ý là “các chú cứ thoải mái lún nứt đi, chúng anh đã biết hết bài rồi, đọc hết vị rồi, là do nền đất yếu chứ còn gì nữa”. Rồi nữa, khi chưa kịp lún, các anh cắm cho chú một cái biển “Đường chờ lún” nữa là hết chuyện, cứ vô tư lún đi, anh điều trị hết.
Nói cho vui thế thôi, chứ chẳng có nước nào làm đường theo kiểu Việt Nam cả, nếu đã biết trước là đường sẽ lún nứt thì tại sao các vị còn làm như đúng rồi thế, tại sao không xử lý trước đi rồi hãy làm? Những chuyện này nói với trẻ lớp 1 chúng cũng có thể vặn lại như vậy.  
Cũng một đồng tiền bỏ ra mà ở nước khác, đường cao tốc nào cũng chuẩn, xe cộ chạy bon bon, còn đường cao tốc ở ta, vừa chạy đã lún bậc thang, nứt toang toác, nay đào lên mai xới lại, tốc độ ì ạch. Thế ra ở ta có kỹ thuật làm đường cao tốc cho rùa à?
Sẽ còn mãi những con đường thế này, khi mà có chuyện xảy ra, người chịu duy nhất chính là… ông thổ địa còn chủ đầu tư, đơn vị thi công thì phán bảo ra cái điều giỏi giang: “Chúng tôi đã tiên lượng rồi, đường thể nào cũng nứt”.
Thế nhé, người dân cũng đừng kêu ca nữa đi. Điều các vị cần làm là đóng tiền ghi danh vào một vài khóa “tiên lượng học” để có kinh nghiệm mà sống ở Việt Nam. Vỡ ống nước cũng phải tự biết  là do nền đất yếu, đường mới khánh thành nứt toác cũng phải biết ngay là do nền đất yếu, đừng có hơi một tí là nhặng xị lên đòi điều tra này nọ, không cơ quan nào giải quyết được đâu.
Nẫu ruột lắm ạ. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhbp-UI-S7gJmSsosOQqg8YX3mc5Xrg78-x_jqgZjWYL2nsS5BgQpktfBCbDuwme0Va0MrX2Oa1cB2rnIoPpHM4gyO6wsgQitOCEbk20lkpbpmCn021EspplY7rC-u3_sKpyZ9n9iQmUX9R/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiq_AU2yCNF6XRcTP7r5D6ix15YbIg9DOlWkn_SNWeQ1SUsP5nV997kvvvWelZcK1r7_R-2ojXRq2EiQx5urfxMFPH2UDMeiJZ6NHwau8q8qlFjDPrlC6oLdn_sCEtmvB7O0tI9if3bQP2G/
Chúng ta vẫn thường nghe thấy đâu đó chuyện ký duyệt hợp đồng hay dự án là phải có 'chiết khấu, lại quả' song lại không chỉ ra được.
PGS.TS Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính lý giải về những trường hợp quan 'dọn đường, lót ổ', hay chuyện chạy chức, chiết khẩu hợp đồng....
Dư luận nghi ngờ là có lý!
PV: - Thưa ông gần đây dư luận rộ lên câu chuyện của ông Hồ Nghĩa Dũng - nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hưu nhưng lại tham gia doanh nghiệp làm dự án hầm Đèo Cả - dự án mà chính ông Dũng ký duyệt khi còn đương chức. Câu chuyện này khiến dư luận đặt dấu hỏi về hiện tượng 'lót ổ' của các vị quan chức dường như đang bộc lộ ngày một rõ nét hơn. Ông nhận định như thế nào về hiện tượng này. Theo ông liệu đây có phải là trường hợp hy hữu hay phổ biến nhưng chưa được phát hiện?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Trước hết chúng ta phải bàn lại văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này thì thấy rằng Chính phủ đã ban hành Nghị định Quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ. Theo đó với từng ngành có mức thời gian khác nhau.
Thế nhưng thực tế đôi khi những người đảm đương chức vụ cao trong bộ máy nhà nước khi về hưu được mấy tháng, có khi lại sơ xuất quên mất quy định này, thành ra lại vi phạm.
Có thể thấy rằng từ trước đến nay ở Việt Nam từng có những người đảm trách công việc quan trọng trong bộ máy nhà nước, về nghỉ hưu lại tham gia vào lĩnh vực lớn như ngân hàng, khai khoáng...
Chính những trường hợp này đã được báo chí, công chúng phát hiện. Có thể thấy trước đây đã có những trường hợp vi phạm sau đưa ra lý do là chưa nắm được quy định. Thế nhưng về sau này vẫn có người phạm vào và cho là sơ xuất thì giải thích này là không ổn. Khó chấp nhận.
Có thể khẳng định rằng hiện tượng này xuất hiện nhiều chứ không phải hy hữu.
PV: - Theo ông việc sếp đương nhiệm hạ bút ký duyệt các dự án, khi hạ cánh nghỉ hưu thì chính mình là người triển khai dự án đó, dư luận đặt câu hỏi cách làm như thế là có điều kiện, có dấu hiệu tham nhũng...ông có nhận xét gì về điều này?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Thường thì khi công luận nhìn một vài hiện tượng khái quát lên sẽ là vội vàng. Ở đây trong từng trường hợp cụ thể cần nhìn nhận từng sai phạm khác nhau và mức độ sai phạm tới đâu thì nên để cơ quan có thẩm quyền xác định.
Nếu nói về dấu hiệu tham nhũng hay lợi dụng chức quyền thì cần có sự vào cuộc của cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước.
Tuy nhiên những ý kiến lo ngại của dư luận cũng có cái lý của nó. Chúng ta vẫn thường nghe thấy đâu đó chuyện ký duyệt hợp đồng hay dự án là phải có 'chiết khấu, lại quả'. Song về danh chính ngôn thuận thì không chỉ ra được.
Cũng như việc chạy chức chạy quyền, chạy công chức rõ ràng có cả người làm trong ngành tố chuyện chạy công chức ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng. Ai cũng nghĩ là có chuyện đó bởi không có lửa làm sao có khói nhưng rồi các ban ngành vào cuộc rầm rộ cũng chẳng tìm ra ai. Không chỉ ra được vụ việc cụ thể. Có nghĩa là hiện tượng có thể là có nhưng để khoanh cụ thể lại không khoanh được.
Dù chỉ là dư luận nhưng điều đó cũng đủ để cho chúng ta biết rằng có một sự lộn xộn trong việc thực hiện quy định của nhà nước.Giống như việc tham nhũng đến Tổng Bí thư khẳng định rằng có một “bộ phận không nhỏ” tham nhũng những bộ phận đó gồm những ai thì lại không chỉ ra được. 
Ngay đến Tổng Bí thư cùng khẳng định 'có một bộ phận không nhỏ' trong Đảng tham nhũng nhưng lại không chỉ ra được đó là ai
 Ảnh minh họa
Việc lợi dụng kẽ hở là... có!
PV: - Dư luận đặt vấn đề các quy định về thời hạn không được kinh doanh của người thôi giữ chức vụ để tránh việc tạo sân sau cho mình khi còn đương chức chỉ là mang tính hình thức. Bởi xét cho cùng thì có vô vàn cách 'lách' ví như cho con cháu anh em họ hàng đứng tên dự án, còn bản thân thì điều hành dự án đó. Giống như việc kê khai tài sản cũng đã từng xảy ra tình trạng này. Ông nghĩ sao về điều này?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Nói đến điều này tôi muốn dẫn lời của Bộ trưởng Bộ tư pháp và Đại biểu QH đã từng nói: luật của chúng ta chưa hoàn thiện.
Nhiều đại biểu QH cũng từng cho rằng, khi luật pháp quy định hành lang pháp lý là 5m nhưng đến hướng dẫn chỉ còn 1m. Người ta bảo đi từ A đến B đi đường thẳng để dễ đi thì hướng dẫn lại vòng vèo gây khó khăn cho người thực hiện.
Nói như vậy để thấy hiện nay pháp luật thực tế vẫn còn thiếu đồng bộ, còn nhiều kẽ hở nên chuyện tranh thủ, lợi dụng là có. Kể cả chuyện cố tình tạo ra khe hở để lợi dụng là có.
Chính vì thế tôi cho rằng cần có một bộ phận chuyên môn, chuyên nghiệp tổng hợp lại những gì chưa đồng bộ và sửa ngay. Những gì không còn phù hợp phải đề xuất sửa ngay chứ không nên để tình trạng nói cả năm không sửa.
PV: - Ở nhiều quốc gia, việc quy trách nhiệm cá nhân kể cả khi quan chức đã nghỉ hưu, được thực hiện rất nghiêm. Soi chiếu vào Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tự trọng cá nhân, văn hóa từ chức và vấn đề quy trách nhiệm?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Tôi muốn nhắc lại ý kiến của một vị đại biểu Quốc hội từng nói về văn hóa từ chức ở Việt Nam. Ý kiến này từng gây ra một làn sóng trong dư luận nhưng sau đó lại mờ đi theo thời gian.
Cũng liên quan đến vấn đề này, một số nghiên cứu xã hội học cho thấy hành động từ chức vì thấy chưa hoàn thành trọng trách cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa và quy định chung.
Ở một số quốc gia khi trao quyền, trao trách nhiệm thì người được giao sẽ phải lo làm tròn vai. Ví dụ chọn người cấp dưới của mình không đạt yêu cầu thì người đưa ra quyết định chọn phải chịu trách nhiệm.
Nhưng ở ta thì chưa làm được điều này. Các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cũng mới đang được dần hoàn thiện.
Nếu nói về cụm từ 'tự trọng' là vấn đề nhạy cảm nhưng phải nói thật rằng trước đó khi Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có nhắc đến cụm từ “tự trọng, tự tin” cá nhân tôi suy nghĩ thấy có phần rất đúng.
Tức là khi người ta có tự trọng về công việc và bản thân thì mọi việc sẽ bị soi chiếu bởi chính sự áy náy cá nhân và bằng mọi cách làm thế nào để nhiệm vụ được hoàn thành tốt nhất. Và khi đó chắc chắn mọi việc mới thuận được.
Tôi từng đi làm việc với bộ phận nhân sự của một quốc gia, thấy rằng đối với cán bộ cấp cao, cấp trung của họ khi được đào tạo sẽ có một chuyên đề về cái vinh, nhục. Khi đó người lãnh đạo sẽ được giảng giải phân tích thấy được vì sao nước này phát triển mà nước kia lại không phát triển và sự vinh, nhục của người phục vụ công việc công khi mình ở vị trí đó.
Ban đầu tôi cũng thấy lạ nhưng ngẫm thấy đúng là phải thấm thía sự vinh, nhục thì mới làm được việc. Nhưng kèm theo đó thì những người được giao nhiệm vụ cũng phải có cái quyền.
Còn việc quy trách nhiệm sau khi rời chức thì cũng là một vấn đề được đặt ra để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phải quy trách nhiệm người đứng đầu từng ngành cụ thể và khi nghỉ hay đang đương nhiệm như thế nào.
Mọi thứ phải xuất phát từ hoàn thiện thể chế, rồi mới đến giáo dục và nhận thức. Cái này chúng ta cũng phải mất thời gian để xây dựng và hoàn thiện.
CÁC LĨNH VỰC CÓ QUY ĐỊNH
THỜI HẠN KHÔNG ĐƯỢC KINH DOANH
Điều 4. Các lĩnh vực có quy định thời hạn không được kinh doanh
Các lĩnh vực mà người thôi giữ chức vụ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này trước đây có trách nhiệm quản lý có quy định thời hạn không được kinh doanh, bao gồm:
1. Nhóm 1 gồm các lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ Tài chính;
c) Bộ Thương mại;
d) Bộ Tư pháp;
đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành:
a) Bộ Bưu chính, Viễn thông;
b) Bộ Công nghiệp;
c) Bộ Giao thông vận tải;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
g) Bộ Thuỷ sản;
h) Bộ Xây dựng;
i) Tổng cục Du lịch.
3. Nhóm 3 gồm các lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Bộ Văn hoá - Thông tin;
d) Bộ Y tế;
đ) Ủy ban Thể dục thể thao;
e) Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Nhóm 4 gồm các chương trình, dự án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quy định cụ thể danh mục các lĩnh vực tại Điều này đối với người thôi giữ chức vụ.
Điều 5. Thời hạn không được kinh doanh
Thời hạn không được kinh doanh đối với người thôi giữ chức vụ thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 4 Nghị định này như sau:
1. Đối với nhóm 1 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này là từ 12 tháng đến 24 tháng;
2. Đối với nhóm 2 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này là từ 12 tháng đến 18 tháng;
3. Đối với nhóm 3 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này là từ 06 tháng đến 12 tháng;
4. Đối với nhóm 4 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án. Đối với các chương trình, dự án có thời hạn thực hiện trên 5 năm thì thời hạn không được kinh doanh kể từ khi người thôi giữ chức vụ có quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc thực hiện chế độ hưu trí hoặc chuyển công tác ra khỏi cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đến thời điểm chương trình, dự án đó đã được thực hiện tối thiểu là 36 tháng.
                                    (nguồn: Nghị định 102/2007)
Xin trân trọng cảm ơn ông! 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYrYc1jw1RXMXT4oG2-FjWtR_iRne6SSb-Exo0odBc6FEwe77QbboxJdN7YdA0lp71KsQ83hiQEpY6IHftoMCNnthWkYG6SrWArPEEZ5r32tubIUjfgLI-IYXi5rPCgJuaF5LUe_ce9Cuu/
Xã hội
3:55 PM|
Chúng ta vẫn thường nghe thấy đâu đó chuyện ký duyệt hợp đồng hay dự án là phải có 'chiết khấu, lại quả' song lại không chỉ ra được.
PGS.TS Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính lý giải về những trường hợp quan 'dọn đường, lót ổ', hay chuyện chạy chức, chiết khẩu hợp đồng....
Dư luận nghi ngờ là có lý!
PV: - Thưa ông gần đây dư luận rộ lên câu chuyện của ông Hồ Nghĩa Dũng - nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hưu nhưng lại tham gia doanh nghiệp làm dự án hầm Đèo Cả - dự án mà chính ông Dũng ký duyệt khi còn đương chức. Câu chuyện này khiến dư luận đặt dấu hỏi về hiện tượng 'lót ổ' của các vị quan chức dường như đang bộc lộ ngày một rõ nét hơn. Ông nhận định như thế nào về hiện tượng này. Theo ông liệu đây có phải là trường hợp hy hữu hay phổ biến nhưng chưa được phát hiện?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Trước hết chúng ta phải bàn lại văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này thì thấy rằng Chính phủ đã ban hành Nghị định Quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ. Theo đó với từng ngành có mức thời gian khác nhau.
Thế nhưng thực tế đôi khi những người đảm đương chức vụ cao trong bộ máy nhà nước khi về hưu được mấy tháng, có khi lại sơ xuất quên mất quy định này, thành ra lại vi phạm.
Có thể thấy rằng từ trước đến nay ở Việt Nam từng có những người đảm trách công việc quan trọng trong bộ máy nhà nước, về nghỉ hưu lại tham gia vào lĩnh vực lớn như ngân hàng, khai khoáng...
Chính những trường hợp này đã được báo chí, công chúng phát hiện. Có thể thấy trước đây đã có những trường hợp vi phạm sau đưa ra lý do là chưa nắm được quy định. Thế nhưng về sau này vẫn có người phạm vào và cho là sơ xuất thì giải thích này là không ổn. Khó chấp nhận.
Có thể khẳng định rằng hiện tượng này xuất hiện nhiều chứ không phải hy hữu.
PV: - Theo ông việc sếp đương nhiệm hạ bút ký duyệt các dự án, khi hạ cánh nghỉ hưu thì chính mình là người triển khai dự án đó, dư luận đặt câu hỏi cách làm như thế là có điều kiện, có dấu hiệu tham nhũng...ông có nhận xét gì về điều này?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Thường thì khi công luận nhìn một vài hiện tượng khái quát lên sẽ là vội vàng. Ở đây trong từng trường hợp cụ thể cần nhìn nhận từng sai phạm khác nhau và mức độ sai phạm tới đâu thì nên để cơ quan có thẩm quyền xác định.
Nếu nói về dấu hiệu tham nhũng hay lợi dụng chức quyền thì cần có sự vào cuộc của cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước.
Tuy nhiên những ý kiến lo ngại của dư luận cũng có cái lý của nó. Chúng ta vẫn thường nghe thấy đâu đó chuyện ký duyệt hợp đồng hay dự án là phải có 'chiết khấu, lại quả'. Song về danh chính ngôn thuận thì không chỉ ra được.
Cũng như việc chạy chức chạy quyền, chạy công chức rõ ràng có cả người làm trong ngành tố chuyện chạy công chức ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng. Ai cũng nghĩ là có chuyện đó bởi không có lửa làm sao có khói nhưng rồi các ban ngành vào cuộc rầm rộ cũng chẳng tìm ra ai. Không chỉ ra được vụ việc cụ thể. Có nghĩa là hiện tượng có thể là có nhưng để khoanh cụ thể lại không khoanh được.
Dù chỉ là dư luận nhưng điều đó cũng đủ để cho chúng ta biết rằng có một sự lộn xộn trong việc thực hiện quy định của nhà nước.Giống như việc tham nhũng đến Tổng Bí thư khẳng định rằng có một “bộ phận không nhỏ” tham nhũng những bộ phận đó gồm những ai thì lại không chỉ ra được. 
Ngay đến Tổng Bí thư cùng khẳng định 'có một bộ phận không nhỏ' trong Đảng tham nhũng nhưng lại không chỉ ra được đó là ai
 Ảnh minh họa
Việc lợi dụng kẽ hở là... có!
PV: - Dư luận đặt vấn đề các quy định về thời hạn không được kinh doanh của người thôi giữ chức vụ để tránh việc tạo sân sau cho mình khi còn đương chức chỉ là mang tính hình thức. Bởi xét cho cùng thì có vô vàn cách 'lách' ví như cho con cháu anh em họ hàng đứng tên dự án, còn bản thân thì điều hành dự án đó. Giống như việc kê khai tài sản cũng đã từng xảy ra tình trạng này. Ông nghĩ sao về điều này?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Nói đến điều này tôi muốn dẫn lời của Bộ trưởng Bộ tư pháp và Đại biểu QH đã từng nói: luật của chúng ta chưa hoàn thiện.
Nhiều đại biểu QH cũng từng cho rằng, khi luật pháp quy định hành lang pháp lý là 5m nhưng đến hướng dẫn chỉ còn 1m. Người ta bảo đi từ A đến B đi đường thẳng để dễ đi thì hướng dẫn lại vòng vèo gây khó khăn cho người thực hiện.
Nói như vậy để thấy hiện nay pháp luật thực tế vẫn còn thiếu đồng bộ, còn nhiều kẽ hở nên chuyện tranh thủ, lợi dụng là có. Kể cả chuyện cố tình tạo ra khe hở để lợi dụng là có.
Chính vì thế tôi cho rằng cần có một bộ phận chuyên môn, chuyên nghiệp tổng hợp lại những gì chưa đồng bộ và sửa ngay. Những gì không còn phù hợp phải đề xuất sửa ngay chứ không nên để tình trạng nói cả năm không sửa.
PV: - Ở nhiều quốc gia, việc quy trách nhiệm cá nhân kể cả khi quan chức đã nghỉ hưu, được thực hiện rất nghiêm. Soi chiếu vào Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tự trọng cá nhân, văn hóa từ chức và vấn đề quy trách nhiệm?
PGS.TS Ngô Thành Can: - Tôi muốn nhắc lại ý kiến của một vị đại biểu Quốc hội từng nói về văn hóa từ chức ở Việt Nam. Ý kiến này từng gây ra một làn sóng trong dư luận nhưng sau đó lại mờ đi theo thời gian.
Cũng liên quan đến vấn đề này, một số nghiên cứu xã hội học cho thấy hành động từ chức vì thấy chưa hoàn thành trọng trách cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa và quy định chung.
Ở một số quốc gia khi trao quyền, trao trách nhiệm thì người được giao sẽ phải lo làm tròn vai. Ví dụ chọn người cấp dưới của mình không đạt yêu cầu thì người đưa ra quyết định chọn phải chịu trách nhiệm.
Nhưng ở ta thì chưa làm được điều này. Các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cũng mới đang được dần hoàn thiện.
Nếu nói về cụm từ 'tự trọng' là vấn đề nhạy cảm nhưng phải nói thật rằng trước đó khi Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có nhắc đến cụm từ “tự trọng, tự tin” cá nhân tôi suy nghĩ thấy có phần rất đúng.
Tức là khi người ta có tự trọng về công việc và bản thân thì mọi việc sẽ bị soi chiếu bởi chính sự áy náy cá nhân và bằng mọi cách làm thế nào để nhiệm vụ được hoàn thành tốt nhất. Và khi đó chắc chắn mọi việc mới thuận được.
Tôi từng đi làm việc với bộ phận nhân sự của một quốc gia, thấy rằng đối với cán bộ cấp cao, cấp trung của họ khi được đào tạo sẽ có một chuyên đề về cái vinh, nhục. Khi đó người lãnh đạo sẽ được giảng giải phân tích thấy được vì sao nước này phát triển mà nước kia lại không phát triển và sự vinh, nhục của người phục vụ công việc công khi mình ở vị trí đó.
Ban đầu tôi cũng thấy lạ nhưng ngẫm thấy đúng là phải thấm thía sự vinh, nhục thì mới làm được việc. Nhưng kèm theo đó thì những người được giao nhiệm vụ cũng phải có cái quyền.
Còn việc quy trách nhiệm sau khi rời chức thì cũng là một vấn đề được đặt ra để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phải quy trách nhiệm người đứng đầu từng ngành cụ thể và khi nghỉ hay đang đương nhiệm như thế nào.
Mọi thứ phải xuất phát từ hoàn thiện thể chế, rồi mới đến giáo dục và nhận thức. Cái này chúng ta cũng phải mất thời gian để xây dựng và hoàn thiện.
CÁC LĨNH VỰC CÓ QUY ĐỊNH
THỜI HẠN KHÔNG ĐƯỢC KINH DOANH
Điều 4. Các lĩnh vực có quy định thời hạn không được kinh doanh
Các lĩnh vực mà người thôi giữ chức vụ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này trước đây có trách nhiệm quản lý có quy định thời hạn không được kinh doanh, bao gồm:
1. Nhóm 1 gồm các lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Bộ Tài chính;
c) Bộ Thương mại;
d) Bộ Tư pháp;
đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành:
a) Bộ Bưu chính, Viễn thông;
b) Bộ Công nghiệp;
c) Bộ Giao thông vận tải;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
g) Bộ Thuỷ sản;
h) Bộ Xây dựng;
i) Tổng cục Du lịch.
3. Nhóm 3 gồm các lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Bộ Văn hoá - Thông tin;
d) Bộ Y tế;
đ) Ủy ban Thể dục thể thao;
e) Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Nhóm 4 gồm các chương trình, dự án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quy định cụ thể danh mục các lĩnh vực tại Điều này đối với người thôi giữ chức vụ.
Điều 5. Thời hạn không được kinh doanh
Thời hạn không được kinh doanh đối với người thôi giữ chức vụ thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 4 Nghị định này như sau:
1. Đối với nhóm 1 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này là từ 12 tháng đến 24 tháng;
2. Đối với nhóm 2 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này là từ 12 tháng đến 18 tháng;
3. Đối với nhóm 3 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này là từ 06 tháng đến 12 tháng;
4. Đối với nhóm 4 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án. Đối với các chương trình, dự án có thời hạn thực hiện trên 5 năm thì thời hạn không được kinh doanh kể từ khi người thôi giữ chức vụ có quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc thực hiện chế độ hưu trí hoặc chuyển công tác ra khỏi cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đến thời điểm chương trình, dự án đó đã được thực hiện tối thiểu là 36 tháng.
                                    (nguồn: Nghị định 102/2007)
Xin trân trọng cảm ơn ông! 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYrYc1jw1RXMXT4oG2-FjWtR_iRne6SSb-Exo0odBc6FEwe77QbboxJdN7YdA0lp71KsQ83hiQEpY6IHftoMCNnthWkYG6SrWArPEEZ5r32tubIUjfgLI-IYXi5rPCgJuaF5LUe_ce9Cuu/
"Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của VN".
Đó là khẳng định của TS Bùi Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hội nghị “Thông báo Khảo cổ học lần thứ 49” do Viện tổ chức, ngày 25/9.

Nhiều hiện vật khẳng định người Việt sống trên Trường Sa
Theo TTXVN, cụ thể, trong đợt khai quật này, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật tại các đảo: Trường Sa Lớn, Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca.
Tại đảo Trường Sa Lớn, hiện vật thu lượm khi khảo sát bề mặt đảo gồm một mảnh bát thời Trần, hai mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ XVIII-XIX.

Tại đảo Sơn Ca, đoàn khảo cổ cũng thu được một số mảnh sành từ thế kỷ XVIII đến nay. Tại đảo Nam Yết, các nhà khảo cổ thu được một mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và một số mảnh sành có niên đại từ thế kỷ XVIII.
“Kết quả thu được từ đợt khảo sát đã tiếp nối, bổ sung và củng cố thêm kết luật các đợt khảo sát trước được tổ chức trong các năm 1993, 1994, 1999. Đó là những bằng chứng khoa học khẳng định sự có mặt sớm, liên tục của người Việt và các hoạt động trên biển của cư dân tiền sử ở quần đảo Trường Sa", TS Bùi Văn Liêm khẳng định.
Hiện vật thu được tại đảo Trường Sa Lớn trong đợt khai quật khảo cổ học cuối tháng Sáu
Hiện vật thu được tại đảo Trường Sa Lớn trong đợt khai quật khảo cổ học cuối tháng 6
Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, những tư liệu này góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Trước đó, ngay từ khi chương trình khảo cổ học Trường Sa được triển khai, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại các đảo, các vùng ven biển thuộc Nha Trang, Khánh Hòa. Nhiều phát hiện lớn trong những lần khai quật trước và trong chương trình trên đã đưa đến kết luận, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có người Việt Nam cư trú liên tục cho đến hiện nay.
Đáng chú ý cuộc khai quật trên đảo Bình Ba, phát hiện một ngôi mộ ở độ sâu 0,7m trong hố thám sát. Chủ nhân là một người chưa trưởng thành, đầu quay về hướng Đông Nam. Trong mộ, chôn theo một số đồ tùy táng bằng đất nung, chuỗi hạt bằng đá có khoan lỗ, khuyên tai làm bằng vành miệng ốc mài cũng thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh.
Đặc biệt, trong đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, khai quật trên tổng diện tích 171m2, các nhà khoa học đã tìm thấy 331 mảnh đồ gốm đồ sành, đồ sứ rất gần gũi với hiện vật ở các di chỉ Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) và Hợp Lễ (Hải Dương). Những cổ vật này được xác định là vật dụng hàng ngày của cư dân Việt từng đến và sinh sống ở đây các thế kỷ XIV-XV.
Là người tham gia xây dựng kế hoạch cho trương trình điều tra, thám sát khảo cổ Trường Sa, PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đã từng bày tỏ: "Những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, văn hóa Sa Huỳnh đã lan tỏa đến Philippines, nên việc gốm Sa Huỳnh có mặt ở Trường Sa là điều hợp lý. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận một cách chân thực, cần có những nghiên cứu sâu hơn".
Bên cạnh đó, PGS.TS này cũng cho rằng, các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số các mảnh gốm, sứ thu được ở quần đảo Trường Sa có những mảnh gốm thuộc về thời Đinh - Tiền Lê. Như vậy, ít nhất, người Việt đã có mặt ở quần đảo Trường Sa từ thế kỷ X.
TQ mượn danh khoa học hiện thực tham vọng biển Đông
Những kết quả khảo cổ nói trên chắc chắn sẽ được coi là bằng chứng xác thực, uy tín để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, đặc biệt khi Trung Quốc cũng đang tích cực dùng cái gọi là khoa học để chứng minh chủ quyền phi pháp của mình.
Cụ thể, ngày 4/12/2013, Trung Quốc lại tiếp tục có tuyên bố ngang ngược, khẳng định nước này sở hữu hàng ngàn xác tàu đắm dưới đáy biển Đông, nhằm tìm kiếm bằng chứng củng cố cho yêu sách “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra ở vùng biển này.
Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho lực lượng tuần duyên của nước này ngăn chặn các hoạt động khảo cổ tại khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền ở biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đổ tiền cho một chương trình khảo cổ dưới biển.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị cho chuyến khảo sát đại dương lớn đầu tiên tại các vùng biển bao gồm cả vùng đang có tranh chấp với các nước khác trong khu vực.

 “Chúng tôi muốn tìm ra thêm bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc đã từng đến đó và sống ở đó. Những bằng chứng lịch sử này sẽ giúp chứng minh việc Trung Quốc là chủ sở hữu biển Đông”, tờ báo Mỹ dẫn lời ông Liu Shuguang, Giám đốc Trung tâm Di sản văn hóa dưới nước của Trung Quốc, ngang ngược tuyên bố.
Không dừng lại ở đó, đầu tháng 7/2014, Trung Quốc tiến hành lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia và bổ sung hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khái niệm “con đường tơ lụa trên biển”.
Dù không có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào, giới chức Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói “con đường” này xuất hiện từ thời Tần - Hán (221 TCN -220 SCN), bắt đầu từ bờ biển phía đông của Trung Quốc đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải.
Trươc thông tin này, ông Phạm Nguyên Long, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đề cử công nhận di sản “con đường tơ lụa trên biển” là lý thuyết nhảm nhí, không chấp nhận được và thiếu cơ sở.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cũng đồng tình, với hồ sơ trình của Trung Quốc, theo điều 4 của Công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, nếu "Con đường tơ lụa trên biển" này được công nhận thì phải thuộc về Trung Quốc. Lý do họ là nước đệ trình lên và theo luận giải của họ thì mặc nhiên là quyền thuộc về nước đệ trình.
Song GS Ngọc cũng lưu ý, nếu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới này đã thuộc về Trung Quốc thì ít nhiều Trung Quốc sẽ tạo được niềm tin họ mới là chủ nhân đích thực và lâu đời của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiEz2EyimYqP_bKf5Wk6fmtjKb4Y5YSAzScs8JL3OCwbjHvP8_oXhlCTjrD52I8CN25vCQgpw_sxRXE3NcGGwO-V85xjwqJm7RhOz4lkc4p9Oq6G-P8GQq-hbWiosNB_oimBkVwdngxhLW3/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2Ya0MUqVpXO2t6sXNoA-ZlnbnsfB4mN9H7EUfOc-JYPmPZHXIAGAQWWjiR1Lq5Unr0I2zTpPE-zI_A79JMuL7jevM0HY6vv3Do54tLPN5GzLmD2ykXgk4pgUIF7enUOtr1RshA_Lz845u/
Xã hội
3:54 PM|
"Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của VN".
Đó là khẳng định của TS Bùi Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hội nghị “Thông báo Khảo cổ học lần thứ 49” do Viện tổ chức, ngày 25/9.

Nhiều hiện vật khẳng định người Việt sống trên Trường Sa
Theo TTXVN, cụ thể, trong đợt khai quật này, đoàn khảo cổ đã tiến hành khai quật tại các đảo: Trường Sa Lớn, Nam Yết, Phan Vinh và Sơn Ca.
Tại đảo Trường Sa Lớn, hiện vật thu lượm khi khảo sát bề mặt đảo gồm một mảnh bát thời Trần, hai mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ XVIII-XIX.

Tại đảo Sơn Ca, đoàn khảo cổ cũng thu được một số mảnh sành từ thế kỷ XVIII đến nay. Tại đảo Nam Yết, các nhà khảo cổ thu được một mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và một số mảnh sành có niên đại từ thế kỷ XVIII.
“Kết quả thu được từ đợt khảo sát đã tiếp nối, bổ sung và củng cố thêm kết luật các đợt khảo sát trước được tổ chức trong các năm 1993, 1994, 1999. Đó là những bằng chứng khoa học khẳng định sự có mặt sớm, liên tục của người Việt và các hoạt động trên biển của cư dân tiền sử ở quần đảo Trường Sa", TS Bùi Văn Liêm khẳng định.
Hiện vật thu được tại đảo Trường Sa Lớn trong đợt khai quật khảo cổ học cuối tháng Sáu
Hiện vật thu được tại đảo Trường Sa Lớn trong đợt khai quật khảo cổ học cuối tháng 6
Cũng theo Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, những tư liệu này góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Trước đó, ngay từ khi chương trình khảo cổ học Trường Sa được triển khai, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại các đảo, các vùng ven biển thuộc Nha Trang, Khánh Hòa. Nhiều phát hiện lớn trong những lần khai quật trước và trong chương trình trên đã đưa đến kết luận, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có người Việt Nam cư trú liên tục cho đến hiện nay.
Đáng chú ý cuộc khai quật trên đảo Bình Ba, phát hiện một ngôi mộ ở độ sâu 0,7m trong hố thám sát. Chủ nhân là một người chưa trưởng thành, đầu quay về hướng Đông Nam. Trong mộ, chôn theo một số đồ tùy táng bằng đất nung, chuỗi hạt bằng đá có khoan lỗ, khuyên tai làm bằng vành miệng ốc mài cũng thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh.
Đặc biệt, trong đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, khai quật trên tổng diện tích 171m2, các nhà khoa học đã tìm thấy 331 mảnh đồ gốm đồ sành, đồ sứ rất gần gũi với hiện vật ở các di chỉ Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) và Hợp Lễ (Hải Dương). Những cổ vật này được xác định là vật dụng hàng ngày của cư dân Việt từng đến và sinh sống ở đây các thế kỷ XIV-XV.
Là người tham gia xây dựng kế hoạch cho trương trình điều tra, thám sát khảo cổ Trường Sa, PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đã từng bày tỏ: "Những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, văn hóa Sa Huỳnh đã lan tỏa đến Philippines, nên việc gốm Sa Huỳnh có mặt ở Trường Sa là điều hợp lý. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận một cách chân thực, cần có những nghiên cứu sâu hơn".
Bên cạnh đó, PGS.TS này cũng cho rằng, các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số các mảnh gốm, sứ thu được ở quần đảo Trường Sa có những mảnh gốm thuộc về thời Đinh - Tiền Lê. Như vậy, ít nhất, người Việt đã có mặt ở quần đảo Trường Sa từ thế kỷ X.
TQ mượn danh khoa học hiện thực tham vọng biển Đông
Những kết quả khảo cổ nói trên chắc chắn sẽ được coi là bằng chứng xác thực, uy tín để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, đặc biệt khi Trung Quốc cũng đang tích cực dùng cái gọi là khoa học để chứng minh chủ quyền phi pháp của mình.
Cụ thể, ngày 4/12/2013, Trung Quốc lại tiếp tục có tuyên bố ngang ngược, khẳng định nước này sở hữu hàng ngàn xác tàu đắm dưới đáy biển Đông, nhằm tìm kiếm bằng chứng củng cố cho yêu sách “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra ở vùng biển này.
Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho lực lượng tuần duyên của nước này ngăn chặn các hoạt động khảo cổ tại khu vực mà Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền ở biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đổ tiền cho một chương trình khảo cổ dưới biển.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc được cho là đang chuẩn bị cho chuyến khảo sát đại dương lớn đầu tiên tại các vùng biển bao gồm cả vùng đang có tranh chấp với các nước khác trong khu vực.

 “Chúng tôi muốn tìm ra thêm bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc đã từng đến đó và sống ở đó. Những bằng chứng lịch sử này sẽ giúp chứng minh việc Trung Quốc là chủ sở hữu biển Đông”, tờ báo Mỹ dẫn lời ông Liu Shuguang, Giám đốc Trung tâm Di sản văn hóa dưới nước của Trung Quốc, ngang ngược tuyên bố.
Không dừng lại ở đó, đầu tháng 7/2014, Trung Quốc tiến hành lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia và bổ sung hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khái niệm “con đường tơ lụa trên biển”.
Dù không có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào, giới chức Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói “con đường” này xuất hiện từ thời Tần - Hán (221 TCN -220 SCN), bắt đầu từ bờ biển phía đông của Trung Quốc đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải.
Trươc thông tin này, ông Phạm Nguyên Long, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Đông Nam Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc đề cử công nhận di sản “con đường tơ lụa trên biển” là lý thuyết nhảm nhí, không chấp nhận được và thiếu cơ sở.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cũng đồng tình, với hồ sơ trình của Trung Quốc, theo điều 4 của Công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, nếu "Con đường tơ lụa trên biển" này được công nhận thì phải thuộc về Trung Quốc. Lý do họ là nước đệ trình lên và theo luận giải của họ thì mặc nhiên là quyền thuộc về nước đệ trình.
Song GS Ngọc cũng lưu ý, nếu được công nhận là Di sản văn hóa thế giới này đã thuộc về Trung Quốc thì ít nhiều Trung Quốc sẽ tạo được niềm tin họ mới là chủ nhân đích thực và lâu đời của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiEz2EyimYqP_bKf5Wk6fmtjKb4Y5YSAzScs8JL3OCwbjHvP8_oXhlCTjrD52I8CN25vCQgpw_sxRXE3NcGGwO-V85xjwqJm7RhOz4lkc4p9Oq6G-P8GQq-hbWiosNB_oimBkVwdngxhLW3/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2Ya0MUqVpXO2t6sXNoA-ZlnbnsfB4mN9H7EUfOc-JYPmPZHXIAGAQWWjiR1Lq5Unr0I2zTpPE-zI_A79JMuL7jevM0HY6vv3Do54tLPN5GzLmD2ykXgk4pgUIF7enUOtr1RshA_Lz845u/
Không trả chi phí bến đậu, không thuê người trông coi, các con tàu của tập đoàn Vinashin vẫn đang nằm cạnh bờ vịnh Hạ Long.
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 24/9, ông Hoàng Đức Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho biết: "Hiện nay, các con tàu của Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam Vinashin (hiện là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy SBIC) neo đậu tại bờ vịnh Hạ Long vẫn nằm ở đó, chưa được di chuyển đi đâu".

Bên cạnh đó, bày tỏ sự bức xúc, ông Hải cho hay: "Mặc dù UBND thành phố đã có rất nhiều văn bản đôn đốc, yêu cầu xử lý nhưng tập đoàn này vẫn chần chừ không giải quyết".

Trong khi, theo ông Hải thì giữa UBND TP với Vinashin không có văn bản hợp đồng nào về việc để tàu neo đậu tại ven bờ Vịnh Hạ Long.

"Ban đầu họ đỗ ở đó rồi cứ chây ì như vậy, thậm chí không có chi trả nào cho thành phố về chi phí neo đậu", ông Hải chia sẻ.

Sau nhiều lần gửi văn bản cho tập đoàn này yêu cầu xử lý nhưng không có hồi âm và tín hiệu di chuyển, ông Hải cho biết: "Hiện nay, thành phố cũng không muốn nhắc đến nữa vì nói cũng không giải quyết được gì".

Mặt khác, cũng chia sẻ với Đất Việt, ông Đỗ Đức Thắng cũng cho biết: "Những con tàu này cũng đã rất nhiều lần báo chí cũng như lãnh đạo thành phố lên tiếng nhưng mà nó vẫn nằm án binh bất động ở ven công viên Hạ Long, tất cả vẫn đang ngổn ngang, nửa chìm nửa nổi".

Theo ông Thắng, không thể hiểu khó khăn đến mức nào, mà chỉ có mấy chiếc thuyền chìm bẹp như đống sắt vụn nhưng không thể xử lý được. Nếu muốn xử lý thì rất dễ, trong khi bao nhiêu năm nằm ở đó nhìn rất phản cảm.

Những con tàu của Vinashin nằm bờ vịnh Hạ Long
Những con tàu của Vinashin nằm bờ vịnh Hạ Long
Trước đó, từ cuối năm 2013, ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP Hạ Long đã từng lên tiếng: "Đến nay, Vinashin đã có văn bản trình thành phố, trong thời gian tới Vinashin sẽ thanh lý và là cơ quan chủ động xử lý".

Và theo ông Hà thì theo quy định, Vinashin phải có trách nhiệm di dời, nếu không thực hiện thì thành phố sẽ phải cưỡng chế".

Dọc bãi biển từ bắc vào nam có thể thấy hàng nghìn con tàu của Vinashin nằm chết lâm sàng như con tàu Green Sea - trọng tải 76.000 tấn của Tập đoàn Vinashin - tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh.
Tàu Green Sea (tuổi đời 30 năm vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn) - được Tập đoàn Vinashin mua về năm 2007, trước đó một thời gian dài đã “chết” gí 2 năm trời tại vùng biển Hòn Nét, TP. Cẩm Phả.
Tại khu vùng nước hòn Cặp Bè, thuộc phường Bạch Đằng (TP.Hạ Long) cũng chình ình 9 con tàu vận tải được đóng mới ở các nhà máy của Vinashin, với tổng giá trị cả trăm tỉ đồng, và gần như chưa được đưa chủ nhân là Cty TNHH MTV vận tải biển Viễn dương Vinalines đưa vào sử dụng do làm ăn thua lỗ và không có khả năng chi trả lãi vay ngân hàng. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh95EGLQ5T1sOfRfThKVSWcXmAhx3cOzeZycpjnYMNwwC_qd7iNtp3qWxohTlo1n4nwxAbeAuCAOVxLhnRUkiu4C0j_9X_YudjAL23kPqCZkjr3eY5JkXG0nrn-v3u1w58ssVDK33V0j1Pn/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYgOYFUy1TNo-L6zWJuzUvQojJvbofRV_1hAX4jrSOL2AWwD2rNl4A4lqTeNcd-FG0qt8vwuFBfpL91FI7zbDt8V9_z-5So1987tSqTQ21kB2eI7cm2oJDkCA3Vd2UcSU1ZTSYUGNIoJlo/
Xã hội
3:54 PM|
Không trả chi phí bến đậu, không thuê người trông coi, các con tàu của tập đoàn Vinashin vẫn đang nằm cạnh bờ vịnh Hạ Long.
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 24/9, ông Hoàng Đức Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho biết: "Hiện nay, các con tàu của Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam Vinashin (hiện là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy SBIC) neo đậu tại bờ vịnh Hạ Long vẫn nằm ở đó, chưa được di chuyển đi đâu".

Bên cạnh đó, bày tỏ sự bức xúc, ông Hải cho hay: "Mặc dù UBND thành phố đã có rất nhiều văn bản đôn đốc, yêu cầu xử lý nhưng tập đoàn này vẫn chần chừ không giải quyết".

Trong khi, theo ông Hải thì giữa UBND TP với Vinashin không có văn bản hợp đồng nào về việc để tàu neo đậu tại ven bờ Vịnh Hạ Long.

"Ban đầu họ đỗ ở đó rồi cứ chây ì như vậy, thậm chí không có chi trả nào cho thành phố về chi phí neo đậu", ông Hải chia sẻ.

Sau nhiều lần gửi văn bản cho tập đoàn này yêu cầu xử lý nhưng không có hồi âm và tín hiệu di chuyển, ông Hải cho biết: "Hiện nay, thành phố cũng không muốn nhắc đến nữa vì nói cũng không giải quyết được gì".

Mặt khác, cũng chia sẻ với Đất Việt, ông Đỗ Đức Thắng cũng cho biết: "Những con tàu này cũng đã rất nhiều lần báo chí cũng như lãnh đạo thành phố lên tiếng nhưng mà nó vẫn nằm án binh bất động ở ven công viên Hạ Long, tất cả vẫn đang ngổn ngang, nửa chìm nửa nổi".

Theo ông Thắng, không thể hiểu khó khăn đến mức nào, mà chỉ có mấy chiếc thuyền chìm bẹp như đống sắt vụn nhưng không thể xử lý được. Nếu muốn xử lý thì rất dễ, trong khi bao nhiêu năm nằm ở đó nhìn rất phản cảm.

Những con tàu của Vinashin nằm bờ vịnh Hạ Long
Những con tàu của Vinashin nằm bờ vịnh Hạ Long
Trước đó, từ cuối năm 2013, ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP Hạ Long đã từng lên tiếng: "Đến nay, Vinashin đã có văn bản trình thành phố, trong thời gian tới Vinashin sẽ thanh lý và là cơ quan chủ động xử lý".

Và theo ông Hà thì theo quy định, Vinashin phải có trách nhiệm di dời, nếu không thực hiện thì thành phố sẽ phải cưỡng chế".

Dọc bãi biển từ bắc vào nam có thể thấy hàng nghìn con tàu của Vinashin nằm chết lâm sàng như con tàu Green Sea - trọng tải 76.000 tấn của Tập đoàn Vinashin - tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh.
Tàu Green Sea (tuổi đời 30 năm vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn) - được Tập đoàn Vinashin mua về năm 2007, trước đó một thời gian dài đã “chết” gí 2 năm trời tại vùng biển Hòn Nét, TP. Cẩm Phả.
Tại khu vùng nước hòn Cặp Bè, thuộc phường Bạch Đằng (TP.Hạ Long) cũng chình ình 9 con tàu vận tải được đóng mới ở các nhà máy của Vinashin, với tổng giá trị cả trăm tỉ đồng, và gần như chưa được đưa chủ nhân là Cty TNHH MTV vận tải biển Viễn dương Vinalines đưa vào sử dụng do làm ăn thua lỗ và không có khả năng chi trả lãi vay ngân hàng. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh95EGLQ5T1sOfRfThKVSWcXmAhx3cOzeZycpjnYMNwwC_qd7iNtp3qWxohTlo1n4nwxAbeAuCAOVxLhnRUkiu4C0j_9X_YudjAL23kPqCZkjr3eY5JkXG0nrn-v3u1w58ssVDK33V0j1Pn/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYgOYFUy1TNo-L6zWJuzUvQojJvbofRV_1hAX4jrSOL2AWwD2rNl4A4lqTeNcd-FG0qt8vwuFBfpL91FI7zbDt8V9_z-5So1987tSqTQ21kB2eI7cm2oJDkCA3Vd2UcSU1ZTSYUGNIoJlo/
"Khi biết sự việc, tôi đã gọi điện cho ông Tuấn kịch liệt phản đối việc làm sai trái này".
Trao đổi với PV chiều ngày 23/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự, thừa nhận việc ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh - đi xe sang là có. Tuy nhiên về xuất xứ chiếc xe, ông Cự lại cho rằng đó không phải là xe mua từ nguồn ngân sách mà là quà tặng từ phía bạn Lào. Hiện chiếc xe đang trong thời gian chờ làm thủ tục.
“Chiếc xe tặng ấy ban đầu tỉnh định bố trí cho tôi, nhưng tôi không nhận. Bên BQL Khu kinh tế tỉnh lắm việc, đi lại nhiều, lúc ở Vũng Áng, lúc ở khu kinh tế Cầu Treo, nên khi họ xin tôi đồng ý ngay”- ông Cự nói.
Về hành vi đeo biển kiểm soát giả cho xe khi chưa hoàn tất thủ tục, ông Cự thừa nhận đó là hành vi không thể chấp nhận. “Ông Hồ Anh Tuấn quá vội vàng nên đã gây ra một hành vi không thể chấp nhận được.
Trong thời gian xe chờ làm thủ tục, ông Tuấn không được phép đeo biển giả. Khi biết sự việc, tôi đã gọi điện cho ông Tuấn kịch liệt phản đối việc làm sai trái này”, ông Cự nói thêm.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 này là quà tặng chứ không phải xe mua bằng tiền ngân sách.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 này là quà tặng chứ không phải xe mua bằng tiền ngân sách.
Ông Cự cũng cho biết, ngoài việc yêu cầu Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh tháo ngay biển số giả gắn trên chiếc Land Cruiser GX.R V8, ông cũng đã yêu cầu ông Hồ Anh Tuấn tự kiểm điểm hành vi sai trái của mình và báo cáo trước tỉnh.
Nêu quan điểm về vụ việc, ông Võ Trọng Hùng, Trưởng phòng CSGT - Công an Hà Tĩnh cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra và có thể sẽ xử phạt hành chính nguội đối với các hành vi lưu thông khi chưa đăng ký, chưa đăng kiểm và sử dụng BKS giả của ông Tuấn.
Ông Hùng cho biết, chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 ông Tuấn sử dụng là xe đang chờ làm thủ tục. “Vì tầm ông trưởng ban đi xe không có biển thì khó coi, nên chắc ông ấy lắp tạm biển giả vào để chạy” - ông Hùng nói.
Trong khi đó, ông Hồ Anh Tuấn lại thanh minh  rằng, hồi tháng 5, sau khi nước Lào tặng chiếc xe này cho tỉnh Hà Tĩnh, BQL Khu kinh tế đã mượn để đi trước.
Về việc chiếc xe mang biển công vụ giả BKS 38A-000.23, ông Tuấn cho rằng, đã 3 tháng làm thủ tục từ lúc chuyển từ biên phòng qua cho tỉnh nên ông tưởng làm xong và lấy biển rồi nên cũng sơ suất không kiểm tra.
“Có lẽ, lái xe vì muốn đi lại cho thuận lợi nên đã đeo biển giả”, ông Hồ Anh Tuấn nói. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiP694Qb2Eg89fJ0SNJ_87y881K1yFYQ0Kl8ZtMfsF3R4_sZZYzbY3ByCyZVxYogZkzDV2E_2zSwwqk-4uSzKkHWblKqfuXfmL7ArbUBecIiZRc1eonrFAyw0OKStBrpTn8bT-_Y5BTBGVw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7FgwciaQOAkMuVZxOlmHhgjZRBwmu-hrb3S7RIeW2bENSkMOW2l49xRjbTFmzLZt-1STV0kQiHSv4nM58ozX37O_3vr6MhyqFN_HiFRcSn3pO0CAqfMpFI8C8gfxq71PPn6G93NFWY8ex/
Xã hội
3:53 PM|
"Khi biết sự việc, tôi đã gọi điện cho ông Tuấn kịch liệt phản đối việc làm sai trái này".
Trao đổi với PV chiều ngày 23/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự, thừa nhận việc ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh - đi xe sang là có. Tuy nhiên về xuất xứ chiếc xe, ông Cự lại cho rằng đó không phải là xe mua từ nguồn ngân sách mà là quà tặng từ phía bạn Lào. Hiện chiếc xe đang trong thời gian chờ làm thủ tục.
“Chiếc xe tặng ấy ban đầu tỉnh định bố trí cho tôi, nhưng tôi không nhận. Bên BQL Khu kinh tế tỉnh lắm việc, đi lại nhiều, lúc ở Vũng Áng, lúc ở khu kinh tế Cầu Treo, nên khi họ xin tôi đồng ý ngay”- ông Cự nói.
Về hành vi đeo biển kiểm soát giả cho xe khi chưa hoàn tất thủ tục, ông Cự thừa nhận đó là hành vi không thể chấp nhận. “Ông Hồ Anh Tuấn quá vội vàng nên đã gây ra một hành vi không thể chấp nhận được.
Trong thời gian xe chờ làm thủ tục, ông Tuấn không được phép đeo biển giả. Khi biết sự việc, tôi đã gọi điện cho ông Tuấn kịch liệt phản đối việc làm sai trái này”, ông Cự nói thêm.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 này là quà tặng chứ không phải xe mua bằng tiền ngân sách.
Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 này là quà tặng chứ không phải xe mua bằng tiền ngân sách.
Ông Cự cũng cho biết, ngoài việc yêu cầu Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh tháo ngay biển số giả gắn trên chiếc Land Cruiser GX.R V8, ông cũng đã yêu cầu ông Hồ Anh Tuấn tự kiểm điểm hành vi sai trái của mình và báo cáo trước tỉnh.
Nêu quan điểm về vụ việc, ông Võ Trọng Hùng, Trưởng phòng CSGT - Công an Hà Tĩnh cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra và có thể sẽ xử phạt hành chính nguội đối với các hành vi lưu thông khi chưa đăng ký, chưa đăng kiểm và sử dụng BKS giả của ông Tuấn.
Ông Hùng cho biết, chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 ông Tuấn sử dụng là xe đang chờ làm thủ tục. “Vì tầm ông trưởng ban đi xe không có biển thì khó coi, nên chắc ông ấy lắp tạm biển giả vào để chạy” - ông Hùng nói.
Trong khi đó, ông Hồ Anh Tuấn lại thanh minh  rằng, hồi tháng 5, sau khi nước Lào tặng chiếc xe này cho tỉnh Hà Tĩnh, BQL Khu kinh tế đã mượn để đi trước.
Về việc chiếc xe mang biển công vụ giả BKS 38A-000.23, ông Tuấn cho rằng, đã 3 tháng làm thủ tục từ lúc chuyển từ biên phòng qua cho tỉnh nên ông tưởng làm xong và lấy biển rồi nên cũng sơ suất không kiểm tra.
“Có lẽ, lái xe vì muốn đi lại cho thuận lợi nên đã đeo biển giả”, ông Hồ Anh Tuấn nói. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiP694Qb2Eg89fJ0SNJ_87y881K1yFYQ0Kl8ZtMfsF3R4_sZZYzbY3ByCyZVxYogZkzDV2E_2zSwwqk-4uSzKkHWblKqfuXfmL7ArbUBecIiZRc1eonrFAyw0OKStBrpTn8bT-_Y5BTBGVw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7FgwciaQOAkMuVZxOlmHhgjZRBwmu-hrb3S7RIeW2bENSkMOW2l49xRjbTFmzLZt-1STV0kQiHSv4nM58ozX37O_3vr6MhyqFN_HiFRcSn3pO0CAqfMpFI8C8gfxq71PPn6G93NFWY8ex/
Năng suất lao động thấp không phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của mỗi quốc gia.
Ông Malte Luebker, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á-Thái Bình Dương cho biết liên quan đến kết quả báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.
Năng suất không thể hiện mức độ chuyên cần
Theo ông Malte Luebker, năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động).
Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán năng suất lao động.
Năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là một chỉ số gián tiếp tốt thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Khi phân tích các thị trường lao động, chỉ số này thường được ưa chuộng hơn chỉ số về GDP trên đầu người (GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho tổng dân số, bao gồm cả trẻ em và người hưởng lương hưu).
"Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động tổng cũng không cho thấy được sự khác nhau về năng suất lao động giữa các ngành, nghề và đặc biệt là các nhóm doanh nghiệp", ông Malte Luebker nói.
Sản xuất nông nghiệp kéo năng suất lao động của Việt Nam xuống mức thấp
Sản xuất nông nghiệp kéo năng suất lao động của Việt Nam xuống mức thấp
Ông Malte Luebker cũng cho biết, năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.
"Bởi vậy, nếu từ các thống kê năng suất lao động mà kết luận rằng người lao động ở Malaysia hoặc Singapore có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó nhanh hơn người lao động ở Việt Nam là không đúng", ông Malte Luebker khẳng định.
Nông nghiệp kéo năng suất xuống thấp
Lý giải nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, ông Malte Luebker cho biết, ở những quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy nên có thể có năng suất lao động chung thấp hơn.
Ngược lại, Singapore có thể có mức năng suất lao động cao hơn, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm.
Theo đó, ông Malte Luebker khiến nghị, Việt Nam cần chuyển dịch từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp sang các ngành chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp.
Trước đó, trả lời PV Đất Việt, ông Mai Đức Chính - Phó Tổng giám đốc Liên đoàn lao động Việt Nam từng lý giải nguyên nhân do Việt Nam trú trọng vào sản xuất gia công, xuất thô, kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, chất lượng lao động Việt Nam không cao, đào tạo không đúng nhu cầu của doanh nghiệp, chủ yếu lao động thủ công."Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ở cấp phổ thông trung học và các cơ sở đào tạo nghề thì Việt Nam sẽ nắm bắt được những cơ hội này", ông Malte Luebker nói. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqfdGFimUKV2uKRGF0Esxo2FgQRl4csutcVHI9Hm5EeSlCe6aDzVqa71ebckjLmVU80YxkLGZMlo0B_HrYhOraZP3014RTuwx6CspgJL1vh7toZGapYz8IdiFaT9W6ez1EiPUevLFr8Epw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgi-hWyNHQi2ESh5zGZv3O1xZh8G6na5-k8LBGZWdIvWw-aWRVri5jlaTW8FxfrudptMMCIoeaci3ibpODIejC59Mqv1m2IsoXbAUW4fiM99No3e727D2DaAuETEPUwGk-LfUkyQjo0oKxw/
Xã hội
3:53 PM|
Năng suất lao động thấp không phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của mỗi quốc gia.
Ông Malte Luebker, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á-Thái Bình Dương cho biết liên quan đến kết quả báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.
Năng suất không thể hiện mức độ chuyên cần
Theo ông Malte Luebker, năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động).
Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán năng suất lao động.
Năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là một chỉ số gián tiếp tốt thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Khi phân tích các thị trường lao động, chỉ số này thường được ưa chuộng hơn chỉ số về GDP trên đầu người (GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho tổng dân số, bao gồm cả trẻ em và người hưởng lương hưu).
"Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động tổng cũng không cho thấy được sự khác nhau về năng suất lao động giữa các ngành, nghề và đặc biệt là các nhóm doanh nghiệp", ông Malte Luebker nói.
Sản xuất nông nghiệp kéo năng suất lao động của Việt Nam xuống mức thấp
Sản xuất nông nghiệp kéo năng suất lao động của Việt Nam xuống mức thấp
Ông Malte Luebker cũng cho biết, năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.
"Bởi vậy, nếu từ các thống kê năng suất lao động mà kết luận rằng người lao động ở Malaysia hoặc Singapore có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó nhanh hơn người lao động ở Việt Nam là không đúng", ông Malte Luebker khẳng định.
Nông nghiệp kéo năng suất xuống thấp
Lý giải nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, ông Malte Luebker cho biết, ở những quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy nên có thể có năng suất lao động chung thấp hơn.
Ngược lại, Singapore có thể có mức năng suất lao động cao hơn, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm.
Theo đó, ông Malte Luebker khiến nghị, Việt Nam cần chuyển dịch từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp sang các ngành chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp.
Trước đó, trả lời PV Đất Việt, ông Mai Đức Chính - Phó Tổng giám đốc Liên đoàn lao động Việt Nam từng lý giải nguyên nhân do Việt Nam trú trọng vào sản xuất gia công, xuất thô, kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, chất lượng lao động Việt Nam không cao, đào tạo không đúng nhu cầu của doanh nghiệp, chủ yếu lao động thủ công."Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ở cấp phổ thông trung học và các cơ sở đào tạo nghề thì Việt Nam sẽ nắm bắt được những cơ hội này", ông Malte Luebker nói. 
Theo baodatviet.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqfdGFimUKV2uKRGF0Esxo2FgQRl4csutcVHI9Hm5EeSlCe6aDzVqa71ebckjLmVU80YxkLGZMlo0B_HrYhOraZP3014RTuwx6CspgJL1vh7toZGapYz8IdiFaT9W6ez1EiPUevLFr8Epw/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgi-hWyNHQi2ESh5zGZv3O1xZh8G6na5-k8LBGZWdIvWw-aWRVri5jlaTW8FxfrudptMMCIoeaci3ibpODIejC59Mqv1m2IsoXbAUW4fiM99No3e727D2DaAuETEPUwGk-LfUkyQjo0oKxw/